Giải pháp triệt để thay đổi đứa trẻ lười

GD&TĐ - Khi một đứa trẻ không có động lực, điều quan trọng là phải nhắc nhở chúng rằng chúng có khả năng và có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Cha mẹ không nên gọi con là “đồ lười biếng. (Ảnh: ITN).
Cha mẹ không nên gọi con là “đồ lười biếng. (Ảnh: ITN).

Những điều quan trọng cần ghi nhớ

Đầu tiên, cha mẹ không nên gọi con là “đồ lười biếng”, nếu không con sẽ dần cảm thấy nhờn với cụm từ này.

Thứ hai, lười biếng không phải là đặc điểm di truyền. Đó là một chức năng của môi trường mà con bạn đang sống. Để ngăn chặn sự lười biếng, cha mẹ nên xem xét việc thay đổi môi trường bằng cách tạo ra cảm giác động lực cho con.

Nếu con thiếu động lực, hãy tìm nguyên nhân, chẳng hạn như lo lắng hoặc thất vọng vì không thành công ở điều gì đó trong quá khứ. Nói chuyện với con để tìm hiểu xem đó có phải là vấn đề của con không. Cho dù đó là lý do gì, bạn vẫn cần động viên con thay đổi.

Chiến lược tăng cường năng lượng

Động lực đến từ việc hướng tới những mục tiêu có thể đạt được. (Ảnh: ITN).
Động lực đến từ việc hướng tới những mục tiêu có thể đạt được. (Ảnh: ITN).

Trao quyền cho con với những trách nhiệm rõ ràng sẽ khiến chúng cảm thấy có ý nghĩa. Dù bạn yêu cầu con làm gì, hãy chọn những việc không quá dễ dàng. Ví dụ, con có thể giúp bạn chọn thực đơn cho bữa ăn gia đình và sau đó giúp bạn chuẩn bị nguyên liệu hoặc các món cho bữa ăn đó.

Thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với nỗ lực mà con đang thể hiện là chìa khóa để xây dựng sự tự tin của con và ngăn ngừa sự lười biếng.

Một ý tưởng tuyệt vời khác là đặt giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị để con có động lực lấp đầy thời gian giải trí không sử dụng màn hình bằng các hoạt động sáng tạo như vui chơi ngoài trời, thực hiện một số hoạt động nghệ thuật sáng tạo bằng vật liệu thủ công hoặc đọc sách.

Cha mẹ cũng nên làm gương cho con. Nếu bạn muốn thấy con mình chịu trách nhiệm về một việc gì đó, hãy đảm bảo rằng bạn nói là làm chứ không chỉ nói xong để đấy. Nếu bạn để công việc nhà chồng chất trong khi bạn dành thời gian xem tivi, con bạn cũng sẽ làm như vậy.

Nuôi dưỡng sở thích của con

Cha mẹ cũng nên làm gương cho con. (Ảnh: ITN).
Cha mẹ cũng nên làm gương cho con. (Ảnh: ITN).

Để dịch chuyển một đứa trẻ lười biếng cần có hai loại động lực khác nhau, động lực bên ngoài và động lực bên trong.

Động lực bên ngoài đề cập đến việc thực hiện một hoạt động, không phải vì niềm vui vốn có mà thay vào đó là để đạt được một kết quả khác. Động lực bên trong đề cập đến việc thực hiện một hoạt động vì niềm vui vốn có của nó.

Khi chúng ta tập trung vào động lực bên trong, nó sẽ mang lại chất lượng và sự gắn kết tốt hơn. Mọi người đều thích làm những việc mà họ hứng thú. Khi bạn nhắm vào sở thích của con, con sẽ có nhiều khả năng tham gia hơn thay vì không quan tâm đến hoạt động hoặc chủ đề đó.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách quan sát những gì con thích. Đây có thể là một chương trình truyền hình, bộ sách hoặc trò chơi mà con yêu ngưỡng mộ. Từ đó, hãy cho con thấy rằng bạn cũng quan tâm giống như con.

Khi bạn hiểu được sở thích của con, bạn có thể kết hợp chúng vào các kỹ năng mà bạn muốn chúng tham gia. Ví dụ, nếu con thích một nhân vật nào đó trong một chương trình, hãy cho nhân vật đó tham gia các hoạt động làm bài tập về nhà. Nếu con thích một bài hát, hãy thử nhảy hoặc hát cùng nhau trước khi hoàn thành nhiệm vụ.

Cho con thấy thành tích của mình

Nếu con nhìn thấy những gì chúng đã đạt được trong quá khứ, chúng sẽ có động lực hơn để tái tạo cảm giác đó. Cố gắng chụp ảnh và quay video thành tích của con trên điện thoại di động và cho con xem khi chúng cảm thấy chán nản.

Đôi khi, cảm giác thiếu động lực xuất phát từ sự chán nản và thiếu ham muốn. Lúc này, con cần được nhắc nhở rằng trước đây con đã làm điều này thành công và con hoàn toàn có khả năng làm lại.

Tạo ra đủ thách thức

Động lực đến từ việc làm hướng tới những mục tiêu có thể đạt được. Nếu một nhiệm vụ quá dễ hoặc quá khó, động lực sẽ bị mất do buồn chán hoặc bị choáng ngợp. Ví dụ, khi chơi một trò chơi, con bạn sẽ muốn nó có nhiều thử thách hơn khi giành chiến thắng và được thăng hạng.

Phân tích khả năng hiện tại của con và tìm kiếm những lĩnh vực mà con có thể gặp khó khăn. Sau đó, đưa ra phản hồi về hiệu suất của con, hỏi con cảm thấy thế nào về nhiệm vụ đó, chẳng hạn như nó dễ hay khó.

Theo mynbc5.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ