Bi kịch từ việc yêu con sai cách
Đối với bất cứ bậc làm cha, làm mẹ nào, con cái cũng là một báu vật thiêng liêng. Bởi thế, việc cha mẹ yêu con, làm hết mọi thứ tốt đẹp cho con là điều không quá khó hiểu. Nhưng đôi khi, việc yêu thương không đúng cách lại có thể làm hại tương lai của trẻ.
Câu chuyện được kể bởi nhà văn Qian Jiangyue, người Trung Quốc. Ông đã kể một câu chuyện khiến các bậc phụ huynh phải giật mình và nhìn lại cách yêu con, dạy con của mình.
Nhà văn có một người bạn bị ung thư cổ tử cung buộc phải nhập viện để làm phẫu thuật. Tất cả mọi người trong gia đình đều tới chăm sóc cho bà, ngoại trừ cô con gái 22 tuổi.
Cô gái trẻ này biện hộ: “Con đến để làm gì chứ, con có phải bác sĩ đâu, con sẽ không đi”. Tiếp đến, cô con gái có hiếu này còn lo ngại một chuyện “trọng đại”: “Mẹ phải làm phẫu thuật thì ai sẽ nấu cơm cho con vào buổi trưa đây?”. Thật đau lòng nhưng nó là kết quả của một cách giáo dục sai lầm.
Chia sẻ về vấn đề này, Cựu bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, ông Steven Chu cho rằng: “Thất bại lớn nhất của cha mẹ là cung cấp đầy đủ cho con cái mọi thứ nhưng không dạy chúng kỹ năng trở thành người độc lập".
Steven Chu là một nhà khoa học Trung Quốc xuất chúng, người được ngưỡng mộ bởi tài năng và đạo đức. Ông từng đoạt giải Nobel Vật lý. Đồng thời, ông cũng từng giữ chức vụ Bộ trưởng năng lượng Mỹ.
Ông sinh ra trong một gia đình được mệnh danh là “Gia đình Trung Quốc đáng giá nhất tại Hoa Kỳ” khi có tới 12 người làm bác sĩ. Ba anh em ruột của ông đều có bằng Tiến sỹ, Giáo sư. Kể về bí quyết thành công của mình cũng như anh chị em, ông cho rằng có được ngày hôm nay là bởi vì bố mẹ ông đã luôn dạy con: Tự nấu ăn và làm việc nhà.
Ngày nhỏ, ông Steven Chu đã được bố mẹ yêu cầu tự nấu ăn, quét dọn. Theo ông, nấu ăn cũng như một thí nghiệm, rèn khả năng tập trung và giải quyết vấn đề. Mở tủ lạnh, từ những nguyên liệu sẵn có trong đó, chế biến và làm một bữa ăn… Chúng là cách để rèn luyện sự sáng tạo và sắp xếp.
Ông Steven Chu, Cựu bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ.
Ông cũng cho rằng những việc nhỏ bé như gấp quần áo, xếp chúng và để chúng riêng theo từng lại thể hiện khả năng lưu trữ và phân loại; Từ việc nhìn cha mẹ nấu ăn đến việc tự chuẩn bị bữa ăn cho mình thể hiện kỹ năng quan sát, bắt chước và suy nghĩ.
Ngay cả những điều đơn giản như tưới hoa mỗi ngày cũng là một cách rèn luyện gu thẩm mỹ cho trẻ em. Thực tế, các công việc gia đình có vẻ đơn giản nhưng lại giúp trẻ em được nuôi dưỡng tập trung vào thái độ của mọi thứ và khả năng thực hành mạnh mẽ hơn.
Ông khẳng định thêm: "Trẻ làm việc nhà là rèn sự khéo léo. Thật không thể tin nổi khi những đứa trẻ chỉ biết học mà không thể tự luộc nổi 1 quả trứng”.
Trẻ em làm việc nhà càng nhiều, càng thành đạt trong tương lai
Ngày nay, mỗi gia đình thường chỉ đẻ ít con, lại có điều kiện kinh tế nên cha mẹ thường yêu thương, chiều chuộng, thậm chí là chăm sóc con “đến tận răng”. Điều đó đúng hơn ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam. Nó góp phần tạo nên những “hoàng tử”, “công chúa”.
Theo khảo sát, thời gian làm việc nhà trung bình mỗi ngày của học sinh tiểu học Mỹ là 1,2 giờ và của Hàn Quốc là 0,7 giờ, trong khi đó, trẻ em Trung Quốc chỉ là 12 phút.
Các bậc cha mẹ nghĩ rằng đó là cách giúp con được sung sướng, chỉ tập cho việc học. Ở Phương Tây, trẻ em được giáo dục tự thân vận động nhiều hơn. Nhưng thực tế là, trẻ càng chăm chỉ làm việc nhà, tương lai mới càng thành đạt.
Ảnh minh hoạ.
Năm 1938, Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát có tên GrantStudy, kéo dài 75 năm. Trong 20 năm qua, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát tiếp theo với 456 thanh thiếu niên ở Boston, kết hợp với nghiên cứu 1.500 sinh viên của giáo sư Đại học Stanford, Lewis Terman, và đưa ra một số kết luận: Những đứa trẻ thích làm việc nhà sau này có thu nhập trung bình cao hơn 20% so với những đứa trẻ lười biếng.
Tỷ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ làm việc nhà là 1/15; tỷ lệ tội phạm là 1:10, và tỷ lệ ly hôn và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cũng thấp.
Còn theo nghiên cứu năm 2014 của Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Trung Quốc đã thực hiện về tình trạng giáo dục gia đình cho 20.000 học sinh tiểu học ở các tỉnh Bắc Kinh, Hắc Long Giang, Giang Tây và Sơn Đông. Kết quả cho thấy:
- Trẻ em làm việc nhà sẽ có điểm tốt hơn.
- Trẻ em làm việc nhà có khả năng làm việc nhà cao gấp 27 lần so với những trẻ không làm việc nhà.
Về cơ bản, trẻ em tích cực làm việc nhà sẽ có bước phát triển tốt hơn rất nhiều những đứa trẻ lười biếng.
- Làm việc nhà không hề làm giảm bớt thời gian học của trẻ mà còn giúp trẻ cải thiện điểm số bởi những kinh nghiệm tốt có được từ thực tế.
- Một đứa trẻ làm việc nhà thường có một khái niệm gia đình tốt, biết những khó khăn của gia đình, biết trách nhiệm của mình và tràn đầy tình yêu dành cho gia đình.
- Làm việc nhà và làm cho trẻ độc lập hơn: Trẻ có thể tự chăm lo cho bản thân mình khi không có bố mẹ, nhờ đó, sau này trong cuộc sống trẻ sẽ luôn có suy nghĩ tự mình giải quyết các vấn đề của bản thân mình.
Ảnh minh hoạ.
Phương pháp đúng đắn để giao việc cho con tại nhà
Để con hứng thú và chăm chỉ làm việc nhà, cha mẹ cũng cần phải có những kiến thức nhất định.
- Lựa chọn việc phù hợp với trẻ: Ở mỗi độ tuổi, trẻ có thể đảm nhận những công việc khác nhau. Không nên bắt con làm việc quá với sức mình, với tuổi của mình. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tinh ý phát hiện xem con có năng khiếu gì đặc biệt, có sở thích gì để giao những việc liên quan nhiều đến sở trường của con để tạo hứng thú ban đầu.
- Hướng dẫn con cách làm: Đừng cho rằng trẻ là thần đồng mà giao việc và bắt con phải tự mình làm được. Cha mẹ cần làm mẫu, hướng dẫn hoặc gọi con ra cùng quan sát trước đó để con hiểu được quy trình và áp dụng những lần sau.
Ảnh minh hoạ.
- Khen ngợi con kịp thời: Đứa trẻ nào cũng muốn được ghi nhận và khen ngợi cho những cố gắng của mình dù là nhỏ nhất. Vì thế, hãy khen con mỗi khi con hoàn thành một công việc được giao.