Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học từ kỳ thi tốt nghiệp THPT

GD&TĐ - Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để đánh giá quá trình dạy học được Thừa Thiên Huế thực hiện hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hải Bình.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hải Bình.

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho biết, mục đích Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Kỳ thi) nhằm đánh giá kết quả học tập của người học theo chương trình. Cùng với đó, lấy kết quả thi xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Cung cấp dữ liệu đủ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Các tỉnh/thành phố sử dụng kết quả Kỳ thi để đánh giá kết quả giáo dục địa phương; cá nhân người học đánh giá phát triển năng lực theo chương trình giáo dục; trường THPT đánh giá kết quả tổ chức dạy và học.

Thống kê điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Thừa Thiên Huế.

Thống kê điểm trung bình các bài thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Thừa Thiên Huế.

Để sử dụng hiệu quả kết quả thi tốt nghiệp THPT để đánh giá quá trình dạy học, ông Nguyễn Tân cho biết, Thừa Thiên Huế đã triển khai 3 giải pháp.

Giải pháp 1: Tập trung phân tích, khai thác dữ liệu kết quả thi đối với từng nhà trường, từng tổ chuyên môn, từng giáo viên và từng lớp học.

Theo đó, địa phương luôn thống nhất nguyên tắc đánh giá chất lượng giáo dục từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Quan điểm chung của lãnh đạo tỉnh và ngành là xác định phổ điểm thi tốt nghiệp THPT (chứ không phải tỷ lệ đỗ tốt nghiệp) làm thang đánh giá chất lượng kết quả đầu ra. Nhận thức này được thống nhất từ chính quyền đến ngành, đến địa phương, nhà trường, người dạy và người học.

Phân tích, thống kê chi tiết điểm thi đến từng trường, đến từng môn (giáo viên) và đến từng lớp; bao gồm cả đối sánh kết quả điểm thi, kết quả học bạ và đối sánh các môn, các trường trong tỉnh, tỉnh với quốc gia và của các năm.

Giải pháp 2: Sử dụng kết quả thống kê thi tốt nghiệp để chỉ đạo xây dựng chỉ tiêu và chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học ở từng nhà trường.

Thừa Thiên Huế đưa toàn bộ số liệu phân tích vào nhiệm vụ năm học của ngành, các phòng ban của Sở thông qua cụ thể hóa kế hoạch từng năm trong Đề án nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh (Quyết định 2714/QĐ-SGDĐT ngày 20/10/2022 ban hành nâng cao chất lượng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024).

Kết quả phân tích được thông báo về đơn vị, địa phương và công khai với xã hội. Các cơ sở giáo dục tổ chức các hội nghị hội thảo, sinh hoạt tổ, khối bàn đổi mới cách dạy cách học, cách đánh giá, ôn tập; tổ chức phụ đạo, tăng cường bổ sung kiến thức học sinh.

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giải pháp 3: Giám sát và yêu cầu kết quả dạy và học dựa trên sự nỗ lực thay đổi của từng nhà trường, từng tổ chuyên môn, từng giáo viên và từng lớp học.

Theo đó, tiến hành thống kê, phân tích điểm thi đến từng lớp, nhằm giúp các đơn vị có nhìn nhận đúng trong công tác phân công chuyên môn, công tác quản lý ở các trường học, phục vụ tốt cho việc dạy và học.

Từ kết quả phân tích, xây dựng các chỉ tiêu, tổ chức nhiều giải pháp thông qua các hội nghị cấp tỉnh, cấp sở, cấp trường để tập trung chỉ đạo và thực hiện.

Đồng thời, quy định về đổi mới kiểm tra đánh giá, thực hiện 3 chung trong trong các khâu các kỳ kiểm tra định kỳ và có đối sánh kết quả tại các trường THPT trong năm học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

U16 Việt Nam thua Thái Lan ở bán kết U16 Đông Nam Á.

U16 Việt Nam thua ngược Thái Lan

GD&TĐ - U16 Việt Nam để thua ngược 1-2 U16 Thái Lan ở bán kết U16 Đông Nam Á qua đó chấp nhận nhường vé vào chung kết cho đối thủ.