(GD&TĐ)Các nhà khoa học Australia đã làm được một việc ngỡ là không tưởng - họ tìm ra số nhị phân thứ 60 nghìn tỉ của pi bình phương.
Phép tính này nếu một bộ vi xử lý đơn thực hiện sẽ mất 1500 năm để hoàn tất. Tuy nhiên các nhà khoa học của đại học Newcastle kết hợp IBM hoàn tất công việc này trong vài tháng với siêu máy tính BlueGene/P. Cỗ máy tính tính toán được 1 triệu tỉ phép tính mỗi giây.
Công việc của các nhà khoa học dựa trên công thức toán học được David H. Bailey tìm ra một thập kỉ trước đây.
Chân dung của Bailey |
Bailey cho hay: "Điều thú vị của những phép điện toán này nằm ở chỗ, cho đến vài năm trước đây, người ta vẫn tin rằng những vấn đề toán học kiểu như thế này nằm ngoài khả năng lý giải của con người cũng như khả năng tính toán của máy móc".
Trong máy tính, mọi thứ được biểu diễn dưới dạng một chuỗi các số "0" và "1". Ví dụ như số 12 sẽ là "1100", phân số "9/16" sẽ là "0.1001". Cứ thế bạn sẽ hiểu được rằng tìm ra số nhị phân thứ 60 nghìn tỉ sẽ phức tạp đến mức nào.
Jonathan Borwein của Đại học Newcastle cho hay, đây được coi là phép tính đơn lẻ lớn nhất được hoàn thành đối với một số toán học cho đến thời điểm hiện tại. Ý tưởng này được hình nành khi IBM chi nhánh Australia muốn tạo ra một điều gì đó thú vị để kỉ niệm ngày Pi (ngày 14 tháng 3 hàng năm).
Chúng ta cần nhớ rằng, trong thực tế, số pi không bao giờ có thể viết chính xác được bởi vì các vị trí thập phân cứ kéo dài mãi mà không có một cấu trúc đều đặn nào. Mặc dù chỉ cần chính xác tới 39 số thập phân là đủ nhưng điều đó cũng không ngừng thôi thúc các nhà khoa học máy tính tính số pi tới nhiều chữ số thập phân nhất có thể được. Người giữ kỉ lục này là Yasumasa Kanada thuộc trường Đại học Tokyo, ông đã tính được chính xác 6 tỷ chữ số thập phân nào năm 1996. Hiện nay có tin đồn rằng 2 anh em nhà Chudnovsky (người Nga) ở New York đã tính được số pi với 8 tỷ chữ số thập phân (vip). Giả thử Kanada hay 2 anh em nhà Chudnovsky có thực hiện viêc tính số pi cho tới khi máy tính họ sử dụng hết mọi nguồn năng lượng trong vũ trụ đi nữa thì họ cũng không bao giờ tìm được giá trị chính xác của số pi. Và thách thức cũng tương tự với cách biểu diễn nhị phân giống như các nhà khoa học Australia đã làm ở trên.
Năm 1986, David H. Bailey từng cố gắng tính toán các số nhị phân của pi dựa trên một thuật toán của Jonathan và Peter Borwein nhưng những lỗi về phần cứng ở siêu máy tính Cray-2 được dùng vào lúc đó đã khiến ông này thất bại.
Linh Ngọc
(Theo Physorg)