Từ những khu rừng rậm không có bóng người đến những sa mạc nóng rẫy và nơi đại dương xanh thẳm, loài rắn vẫn tồn tại rồi thích nghi để trở thành những tay "sát thủ máu lạnh" đáng sợ bậc nhất hành tinh. Chính vì vậy, loài rắn luôn là đề tài khám phá hấp dẫn của con người.
Thế nhưng, có một điều kỳ dị mà mãi sau này các nhà khoa học mới có lời giải cho việc rắn tự ăn đuôi mình để tự sát.
Chúng có một loại “vũ khí” nọc độc chết người khiến chúng ta ai nấy đều phải sợ hãi. Chúng có đủ sức mạnh để chẳng sợ ai, vậy tại sao chúng lại tự sát? Hay việc nhai đuôi không phải là hành vi tự giết mình như những gì chúng ta nhìn thấy?
Màn giải mã khoa học về bí ẩn tự sát của loài rắn
Rắn là loại động vật máu lạnh, điều đó có nghĩa là chúng có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, nếu trời quá nóng, nó có thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt, và cần tìm nơi ẩn náu mát mẻ. Và nếu quá nóng, chúng trở nên bối rối và mất phương hướng.
Khi đó, chúng nhận được yêu cầu trao đổi chất tăng cường khiến chúng có cảm giác đói giả và mong muốn ăn thứ đầu tiên chúng nhìn thấy. Nếu như xung quanh chúng không có đồ ăn thì chúng tự ăn đuôi của chính mình. Hoặc rắn cũng tự “tấn công” mình nếu chúng bị giảm thị lực nhầm đuôi với con mồi, theo IFL Science.
Nhiều người hiểu lầm hành động rắn tự nuốt đuôi của mình là "tự sát".
Dưới góc độ khoa học thì rắn có "ăn" chính mình. Và theo tiến sĩ Ajit Varki thuộc trường Đại học California (Mỹ), rắn ăn đuôi mình là hành động của phản xạ hiểu lầm. Chúng không hề muốn tự sát như nhiều người vẫn nghĩ.
Giải thích điều này, tiến sĩ Varki cho biết: Để thu hút con mồi, một số loài thường vẫy đuôi để "bẫy mồi". Vì hạn chế về tầm nhìn nên chúng thiên về phản xạ nhiều hơn.
Do đó, hành động vẫy đuôi khiến chúng lầm tưởng đó là con mồi và dẫn đến hành động nuốt đuôi mình. Nọc độc chúng sở hữu lúc này trở thành “vũ khí” khiến chúng tự giết mình (trường hợp của loài rắn cây nâu Australia).
Nguyên nhân thứ 2 khiến loài rắn nhai đuôi, theo giải thích của chuyên gia thuộc Viện Smithsonia (Mỹ), đến từ tập tính săn mồi theo khả năng định vị mùi của loài rắn.
Khi đi săn mồi, ở nơi mà chúng trườn qua, mùi con mồi vô tình bám vào đuôi chúng. Do hạn chế về tầm nhìn nên chúng tưởng đó là con mồi ngay cạnh. Theo phản xạ, chúng nhanh chóng nhai phần đuôi mà chúng tưởng là con mồi béo bở.
Trong thế giới loài rắn, không ít các trường hợp rắn nhai đuôi mình mà vẫn sống sót. Điều may mắn này xảy ra ở loài rắn không có độc hoặc độc tính nhẹ (điển hình là loài rắn Racer đen).
Khi đã nhai đuôi mình, đến một lúc nào đó, chúng nhận ra đó không phải con mồi, và sẽ dần dần nhả phần đuôi đã nuốt ra mà vẫn sống sót.
Như vậy, hành vi nhai đuôi "tự sát" của loài rắn chỉ là hành động "lầm tưởng" theo phản xạ săn mồi. Chúng không tự giết mình một cách có chủ đích.