1. Thịt gà
Thịt gà là món ăn phổ biến và giàu chất dinh dưỡng. Trong thành phần của thịt gà có chứa nhiều protein, năng lượng và giàu vitamin giúp bồi bổ cơ thể, bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, phụ nữ ngay sau khi sinh không nên ăn thịt gà ngay.
Tùy vào mẹ sinh thường hay sinh mổ mà thời gian có thể ăn được thịt gà sẽ có sự khác biệt:
-
Đối với mẹ sinh thường: Sau sinh từ 8-24 giờ đầu ăn những đồ ăn loãng, lỏng thì mẹ sau sinh đã có thể ăn cơm và thức ăn như bình thường, trong đó có thể ăn thịt gà.
-
Đối với mẹ sinh mổ: Do có vết mổ nên cần phải kiêng thịt gà lâu hơn so với sinh thường. Bởi thịt gà được cho là gây ngứa, nhức vết mổ và dễ gây sẹo về sau. Thời gian mẹ sinh mổ có thể ăn thịt gà là sau khi sinh khoảng 2 tháng.
Nếu sinh mổ thì nên kiêng ăn thịt gà trong khoảng 2 tháng đầu.
Sau khi kiêng đủ thời gian và đã có thể ăn được thịt gà, khi chế biến thịt gà cho “bà đẻ” cũng cần chú ý:
-
Không nên ăn cả da gà
-
Nên nấu chín kỹ thịt gà trước khi ăn để tránh mẹ sau sinh bị đau bụng
-
Tránh ăn các món gỏi từ thịt gà
-
Nên ăn mỗi bữa khoảng 100gram thịt gà và mỗi tuần ăn tối đa 3 bữa thịt gà.
Rau cải xanh được “truyền miệng” nếu ăn sau sinh dễ bị tiểu són khi về già.
Theo Đông y, rau cải xanh có tính ôn, vị cay. Trong dân gian thường quan niệm phụ nữ sau sinh ăn rau cải xanh dễ gây lạnh bụng, bị đi ngoài, hậu sản và thậm chí dễ bị són tiểu khi về già. Thực chất thông tin này có chuẩn xác hay không và mẹ sau sinh có nên kiêng ăn rau cải?
Theo PGS.TS Trần Đình Toán - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị, rau cải là loại rau mát, lợi tiểu nên ăn nhiều sẽ đi tiểu nhiều hơn. Trong khi đó, sản phụ sau sinh, cơ thắt niệu đạo còn đóng mở chưa tốt, nếu đi tiểu nhiều sẽ khiến cơ thắt phải làm việc nhiều hơn. Do đó, ngay sau khi sinh, mẹ không ăn rau cải ngay.
Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh cũng không nên kiêng ăn rau cải quá mức. Bởi khoa học hiện đại cho thấy sản phụ cần ăn thực phẩm đa dạng và uống đủ nước. Đặc biệt là rau cải cúc được xem là chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé. Mẹ mới sinh có thể ăn rau cải tuy nhiên với lượng vừa phải và không nên ăn quá nhiều.
3. Đồ ăn quá mặnPhụ nữ sau sinh ăn đồ quá mặn có thể ảnh hưởng tới huyết áp.
Phụ nữ mới sinh thường được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ,... kiêng ăn nhiều canh, nhiều rau xanh để da thịt được săn chắc hơn. Tuy nhiên, việc ăn thức ăn mặn có thể khiến phụ nữ sau sinh dễ bị nguy cơ bệnh huyết áp và ăn ít canh có thể khiến mẹ mất nước ảnh hưởng tới lượng sữa tiết ra.
Đặc biệt chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng dễ khiến cơ thể mẹ chậm phục hồi, tiết sữa giảm sút. Ăn ít rau xanh có thể gây táo bón, đi tiêu khó khăn khiến mẹ sau sinh bị đau vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn.
4. Đồ ăn tanhSau sinh nên tránh ăn đồ tanh ít nhất trong tháng đầu tiên.
Phụ nữ sau sinh hầu hết được khuyên không ăn thức ăn tanh như cá đồng, ốc, ếch,… để không bị đau bụng hoặc tiêu chảy khi mới sinh con. Hầu hết các mẹ đều kiêng không ăn từ 1 tới hơn 3 tháng sau sinh.
Tuy nhiên mẹ sau sinh có thể ăn được cá quả, cá rô kho. Đối với cá biển có thể ăn được cá hồi (bỏ da). Tôm thì mẹ sau sinh ăn được tôm đồng và nên bỏ vỏ.
Theo ý kiến của chuyên gia y tế, việc mẹ sau sinh ăn cá hay các đồ tanh có thể làm ức chế ngưng tụ máu sẽ không tốt cho quá trình đông máu sau khi mổ và làm vết thương lâu lành. Tuy nhiên chỉ đối với phụ nữ sinh mổ mới cần phải kiêng đồ ăn tanh trong thời gian dài bởi vết thương mổ lâu lành hơn so với khâu tầng sinh môn.
Thời điểm thích hợp để phụ nữ sau sinh ăn đồ tanh được khuyến cáo:
-
Trong tháng đầu tiên: Mẹ không nên ăn đồ tanh như cá đồng, ốc,… Bởi đây là thời gian cần thiết để vết thương lành lại. Kiêng khem đầy đủ sẽ giúp cơ thể mẹ mau bình phục hơn.
-
Tháng thứ 2 – 3: Mẹ có thể ăn cá nhưng số lượng ít, chỉ 1-2 lần/tuần.
-
Từ tháng thứ 3 trở đi: Cơ thể mẹ sau sinh đã hồi phục nhất định. Vì thế mẹ sau sinh có thể ăn cá theo sở thích. Tuy nhiên mẹ nên chọn loại cá phù hợp với mẹ và bé, không nên ăn quá nhiều. Nên sắp xếp thực đơn các món cá rải rác trong tuần để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Sô cô la là thực phẩm mà các bà mẹ nên hạn chế ăn vì trong sô cô la có chứa hàm lượng lớn caffein và đường. Hai chất này có thể làm rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ khi bú mẹ.
Khả năng dung nạp caffein của mỗi bé khác nhau. Đa số các bác sĩ đều khuyến cáo mẹ sau sinh không nên ăn thức ăn chứa caffein cho đến khi hệ tiêu hóa của bé phát triển ổn định.
Phụ nữ sau sinh nên tránh xa rượu bia.
Mẹ sau sinh uống rượu và các đồ uống có cồn có thể dễ bị huyết áp cao. Nếu mẹ sau sinh cho trẻ bú trực tiếp thì càng nên tránh uống rượu bia vì những thức uống này có thể đi vào sữa mẹ, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Một nghiên cứu đã chỉ ra lượng sữa mẹ tiết ra sẽ bị giảm nếu mẹ thường xuyên uống rượu và các đồ uống có cồn.
Mẹ sau sinh được khuyên chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa.
Đồng thời, tránh sử dụng cà phê và các loại thức uống chứa caffein. Caffein trong các loại thức uống có thể đi vào sữa mẹ khiến cho bé trằn trọc, khó ngủ. Bạn nên kiểm tra thông tin ghi trên nhãn bao bì các loại thức uống đóng chai vì một số loại có chứa caffein dễ bị uống nhầm.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo. Các món chiên xào, nướng, hun khói và rán đều không tốt cho mẹ sau sinh. Không những thế đồ ăn nhiều mỡ còn dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé khiến trẻ dễ đi ngoài.
Không những thế đồ ăn nhiều dầu mỡ còn có thể khiến cho mẹ dễ tăng cân và khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé, mẹ nên tránh ăn đồ cay nóng.
Vì sức khỏe của bé, mẹ sau sinh cũng nên hạn chế đồ ăn nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi vì một số bé sơ sinh rất nhạy cảm với đồ cay nóng. Mẹ cho con bú ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của bé gặp phải vấn đề. Trẻ có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
Mẹ có thể thay thế các gia vị cay bằng đồ ăn từ gừng. Gừng có tác dụng giúp dịu bụng cho cả mẹ và bé. Ngoài ra mẹ nên tránh ăn một số loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi, cà ri,… có thể gây mùi khó chịu cho sữa khiến bé bỏ bú.
Phụ nữ sau sinh nên tránh uống nước đá để phòng ngừa bệnh răng miệng.
Theo quan niệm dân gian, sau khi sinh sức khỏe của mẹ vẫn còn yếu không uống nước đá cũng như ăn các đồ lạnh sẽ ảnh hưởng tới răng lợi sau này. Nhiều mẹ đã truyền miệng rằng uống nước đá sau sinh có thể khiến mẹ bị buốt răng sau này.
Theo các chuyên gia, khi cơ thể của mẹ sau sinh chưa hồi phục được về thể trạng ban đầu việc uống nước đá hay ăn đồ lạnh có thể gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, việc ăn đồ ăn lạnh cũng có thể gây ra viêm họng ở mẹ sau sinh. Men răng của mẹ sau sinh cũng yếu hơn nên uống nước đá cũng khiến răng bị ê buốt làm tổn thương men răng.
Nếu như theo kinh nghiệm dân gian thì phụ nữ sau sinh nên kiêng uống nước đá trong thời gian cữ 100 ngày (hơn 3 tháng). Tuy nhiên, theo lời khuyên của các bác sĩ chỉ sau khi sinh 1 tháng khi sức khỏe của mẹ đã dần hồi phục thì có thể uống nước đá như bình thường.
So với bình thường mẹ sau sinh nên ăn thêm 350 Kcal/ngày.
Tuy có một số thực phẩm mẹ sau sinh cần kiêng ngay sau khi mới sinh ra bé nhưng sau đó cũng không nên kiêng gắt gao quá. Bởi quan trọng nhất là phải đảm bảo cho mẹ một chế độ ăn cân đối, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.
Bởi chế độ dinh dưỡng tốt có lợi cả với mẹ và con:
-
Giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe: Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cho mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau cuộc sinh. Khi cơ thể hồi phục sẽ dễ dàng chuyển hóa tạo sữa mẹ để nuôi con.
-
Đảm bảo sản sinh sữa tốt và dồi dào cho bé phát triển khỏe mạnh: Sữa mẹ được tạo thành bởi hầu hết thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Vì thế tuy ăn cho mẹ mà lợi cả cho con. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp mẹ tiết nhiều sữa, đảm bảo lượng sữa cho bé phát triển và tăng cân đều đặn.
Nên chú ý so với bình thường, khẩu phần ăn của mẹ nên tăng thêm 350 Kcal/ngày và đảm bảo đủ 5 nhóm thực phẩm: Tinh bột, Chất đạm, Chất béo, vitamin và chất xơ.
Mẹ cũng có thể bổ sung vào thực đơn các món ăn lợi sữa như kinh nghiệm dân gian như: móng giò hầm đu đủ, gà ác tiềm thuốc bắc, cháo ếch nấu đậu xanh, thịt nạc rang nghệ,… đều là những món nhiều dưỡng chất mà mẹ không thể bỏ qua trong thực đơn sau sinh. Tuy nhiên, không nên ăn các món này liên tục vì có thể gây tăng cân khó kiểm soát và nhanh ngán cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa khi không được đa dạng hóa thực phẩm.
Trong các bài thuốc bổ, Thập toàn đại bổ thang là bài thuốc nổi tiếng từ trước đến nay. Bài thuốc là sự kết hợp giữa Bát trân thang và 2 vị thuốc Hoàng kỳ và Quế vỏ. Bát trân thang lại là sự kết hợp giữa Tứ vật thang và Tứ quân tử thang – đều là các bài bổ khí huyết được ghi trong Dược điển.
Sự kết hợp giữa các vị thuốc giúp bồi bổ khí huyết rất hiệu quả giúp hồi phục sức khỏe cho phụ nữ mới sinh. Thuốc Thập toàn đại bổ ra đời từ bài thuốc cổ phương sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Thập toàn đại bổ Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:
• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,
• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;
• Phụ nữ mới sinh
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất
Số giấy đăng ký lưu hành thuốc: VD-27480-17
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020
Xem thêm tại: https://nhatnhat.com/thap-toan-dai-bo-nhat-nhat.html