Giải đáp thắc mắc “Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?”

Giải đáp thắc mắc của anh Thanh (40 tuổi, Hà Nội) có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không. Chuyên gia của Dược phẩm Nhất Nhất giải đáp, tư vấn chi tiết.

Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?
Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Câu hỏi: Hiện nay, do áp lực công việc thường xuyên khiến tôi rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên, người luôn ở trạng thái mệt mỏi, không có năng lượng và ăn không cảm thấy ngon. Liệu có phải tôi bị suy nhược cơ thể hay không? Nhiều người mách tôi nên truyền nước sẽ giúp nhanh phục hồi năng lượng. Mong được sự tư vấn của chuyên gia. (Trọng Thanh, 40 tuổi, Hà Nội)

Chuyên gia Nhất Nhất xin trả lời bạn:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Dược Phẩm Nhất Nhất.

Trước hết hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng suy nhược cơ thể.

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là khi cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng
Suy nhược cơ thể là khi cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng

Suy nhược cơ thể để chỉ tình trạng cơ thể yếu ớt, mệt mỏi và thiếu năng lượng. Đây là tình trạng mệt mỏi bất thường dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.

Suy nhược cơ thể không phải là một bệnh mà được coi như là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý cấp và mạn tính.

Một số dấu hiệu phổ biến của suy nhược cơ thể bao gồm:

Mệt mỏi

Thiếu năng lượng

Đau cơ bắp

Mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

Đau mỏi các khớp

Giảm chú ý

Như vậy, ở trường hợp của bạn thì các biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn có thể là dấu hiệu của tình trạng suy nhược cơ thể. Tìm hiểu đâu là nguyên nhân và liệu rằng suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không nhé!

Nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể

Áp lực công việc rất dễ gây ra suy nhược cơ thể
Áp lực công việc rất dễ gây ra suy nhược cơ thể

Theo các chuyên gia thì suy nhược cơ thể có thể do một số yếu tố gây ra. Phổ biến nhất là do:

Áp lực, lo lắng hoặc trầm cảm: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi và chiếm tới một nửa trong các trường hợp suy nhược cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế thì tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán. Phần lớn là do tâm lý người bệnh làm ảnh hưởng tới chất lượng và chức năng cuộc sống.

Lối sống ít vận động: Theo WHO có tới 60-85% người dân trên thế giới thiếu các hoạt động thể chất cần thiết trong cuộc sống. Ít vận động khiến cho cơ bắp bị yếu dần đi.

Lão hóa: Khi tuổi tác ngày càng tăng cao, khả năng duy trì các hoạt động trong cơ thể sẽ bị giảm sút và nếu gặp phải căng thẳng thì sẽ dễ xuất hiện thường xuyên các triệu chứng suy nhược cơ thể.

Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng kéo dài như bệnh lao, bệnh viêm gan có thể gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.

Các bệnh mạn tính: Một số bệnh làm yếu cơ bắp dẫn tới tình trạng suy nhược toàn thân như bệnh tiểu đường, mất ngủ mạn tính, bệnh thận.

Phụ nữ mang thai: Khi có bầu, phụ nữ bị thay đổi hormone trong cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ có thai dễ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ dễ bị suy nhược cơ thể.

Phụ nữ sau sinh: Trải qua cuộc sinh nở, người phụ nữ mất đi nhiều năng lượng nên nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ dễ gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể.

Suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Truyền nước cho người suy nhược cơ thể thường là truyền vitamin, đạm hoặc đường
Truyền nước cho người suy nhược cơ thể thường là truyền vitamin, đạm hoặc đường

Trước hết bạn cần hiểu rõ truyền nước là gì? Truyền nước hay truyền dịch là đưa một lượng dịch từ bên ngoài vào thẳng tĩnh mạch cơ thể thông qua kim truyền. Thường dung dịch truyền có thể gồm: nước, các chất điện giải, đường (glucose), vitamin, đạm hoặc chất béo.

Người bị suy nhược cơ thể được khuyên truyền vitamin, đạm hoặc đường (Glucose). Mỗi chai dịch có dung tích 500ml, truyền trong 6 giờ đến 8 giờ.

Nên truyền nước khi nào?

Truyền nước được cho là giúp bổ sung dịch cho cơ thể trong các trường hợp cấp cứu mà không thể bù bằng ăn uống. Có thể kể tới như: sốt cao, tiêu chảy mất nước nặng, mất máu cấp tính hoặc truyền dịch để đưa thuốc trị bệnh vào cơ thể,…

Người bị suy nhược cơ thể vẫn tỉnh táo và vẫn có thể ăn uống bình thường thì truyền dịch là không cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể bù nước bằng đường uống và bổ sung dinh dưỡng thông qua thức ăn.

Đặc biệt, truyền nước cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, không nên tự truyền dịch tại nhà. Bởi quá trình truyền dịch cũng cần tuân thủ quy định y tế về lượng dịch, tốc độ và thời gian truyền cũng như yêu cầu vô khuẩn với dụng cụ truyền.

Cảnh báo nguy hiểm khi truyền nước tại nhà

Truyền dịch tại nhà có thể gây nguy hiểm tiềm ẩn vì không có đủ trang thiết bị để xử lý như:

Sốc phản vệ: Khi dịch truyền quá nhanh hoặc do cơ địa dị ứng với thành phần trong dịch.

Nhiễm trùng: Nếu không tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn thì truyền dịch tại nhà có thể mở đường có hàng triệu vi khuẩn trên da, kim tiêm đi vào trong máu người bệnh. Đây là mối nguy hiểm lớn đối với người bị suy nhược cơ thể.

Quá tải dịch: Nếu cơ thể không thiếu dịch mà truyền dịch có thể khiến lòng mạch, tế bào quá tải dịch có thể gây ra hiện tượng phù.

Ảnh hưởng tới chức năng thận: Truyền dịch quá nhanh và quá mức khiến thận phải làm việc quá tải để thải nước ra ngoài. Khi đó chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng dễ gây bệnh về thận.

Chính vì thế, người bệnh suy nhược cơ thể chỉ nên truyền nước khi đã được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Chỉ nên truyền nước tại các cơ sở y tế uy tín bởi người có chuyên môn, không tự truyền tại nhà để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy nhược cơ thể

Nên điều trị suy nhược cơ thể theo phác đồ của bác sĩ và song song với đó là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh:

Tập thể dục hàng ngày: Nên dành thời gian để tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể đốt cháy năng lượng, đồng thời giúp giảm đau cơ xương khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp ngăn ngừa suy nhược cơ thể.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đồ ăn giàu canxi, protein và ít chất béo trong chế độ ăn để đảm bảo nguồn năng lượng và giảm mệt mỏi.

Tránh đồ uống giàu caffein và rượu

Tránh các bài tập quá sức và ăn kiêng.

Bồi bổ cải thiện sức khỏe cho người suy nhược cơ thể bằng sản phẩm Thập Toàn Đại bổ dạng viên nén

Bài thuốc Đông y Thập toàn đại bổ đã được chứng minh có hiệu quả đối với người bị suy nhược cơ thể qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, để sắc thuốc cũng như chọn được dược liệu chất lượng là mối lo của nhiều người bệnh. Chính vì vậy, sản phẩm Thập toàn đại bổ dạng viên nén ra đời đã nhận được sự tín nhiệm của đông đảo người bị suy nhược cơ thể.

Khi lựa chọn thuốc, người bệnh nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, được sản xuất tại dây chuyền nhà máy chuẩn GMP-WHO, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng thì mới có hiệu quả cao. Tiêu biểu trong số đó là thuốc Thập Toàn Đại Bổ sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất.

Nhờ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại, đảm bảo các quy chuẩn khắt khe của GMP-WHO, nên thuốc Thập Toàn Đại Bổ giữ nguyên và phát huy được dược tính trong các thảo dược quý. 

Thuốc Thập Toàn Đại Bổ hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị suy nhược cơ thể có thể dễ dàng mua về sử dụng.

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

Giải đáp thắc mắc “Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?” ảnh 4
Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:
Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh
Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật
Phụ nữ mới sinhThập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ