Giải đáp 7 câu hỏi mấu chốt trong vụ thử bom nguyên tử của Triều Tiên

Thông báo mới đây của Triều Tiên rằng nước này đã thực hiện thành công một cuộc thử bom H đã khiến cả thế giới sửng sốt, đồng thời một loạt những câu hỏi về ý nghĩa của việc làm gây nhiều lo ngại này cũng được dấy lên.

Giải đáp 7 câu hỏi mấu chốt trong vụ thử bom nguyên tử của Triều Tiên

Giải đáp 7 câu hỏi mấu chốt trong vụ thử bom nguyên tử của Triều Tiên - Ảnh 1

Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom H (Ảnh: Ed Jones/Getty)

Dưới đây là câu trả lời cho 7 câu hỏi mấu chốt:

Sự khác biệt giữa bom H và bom nguyên tử là gì?

Một quả bom H mạnh hơn một quả bom nguyên tử rất nhiều, nó cũng mạnh hơn bất cứ loại bom nào Triều Tiên tiến hành thử nghiệm trước đây.

Các cuộc thử nghiệm được Triều Tiên tiến hành cho đến nay đều là về vũ khí phân hạch, thứ có thể khiến các nguyên tử lớn như plutonium vỡ thành các nguyên tử nhỏ hơn. Thứ vũ khí này có mức độ tàn phá lớn tương tự như những quả bom nguyên tử đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945.

Nhưng bom H lại sử dụng phản ứng tổng hợp để nhóm các nguyên tử nhỏ lại với nhau. Kết quả là nó mạnh hơn hàng trăm lần sao với bom nguyên tử. Do để kết hợp các nguyên tử nhỏ và bắt đầu một phản ứng nhiệt hạch, bom H cần một lượng lớn năng lượng đến từ một quả bom nguyên tử bên trong quả bom H.

Do đó, về cơ bản, một quả bom H thường gây ra 2 vụ nổ riêng biệt.

Tại sao Triều Tiên lại thử nghiệm một quả bom H?

Theo ông Mike Chinoy, tác giả cuốn “Sự thật bên trong cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên” thì việc tăng cường khả năng hạt nhân là một trong những điểm nổi bật của quy tắc lãnh đạo do ông Kim Jong Un đặt ra.

“Tôi nghĩ rằng họ muốn gửi thông điệp, một lần nữa, rằng Triều Tiên có sức mạnh đáng kể và họ muốn thế giới phải cân nhắc họ một cách nghiêm túc,” ông Chinoy chia sẻ.

Tại sao lại vào lúc này?

Trong một lá thư được công bố trên các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, ông Kim đã viết rằng ông muốn tạo ra, theo đúng nghĩa đen, một tiếng nổ trong năm mới.

“Trong năm thắng lợi 2016, thời điểm Hội nghị lần thứ 7 của Đảng Lao động được tổ chức, thế giới sẽ phải đổ dồn sự chú ý vào quốc gia hạt nhân lớn mạnh của chúng ta bằng việc mở đầu năm với tiếng nổ từ qua bom H đầu tiên!”, trích thư.

Liệu Triều Tiên có thực sự có một quả bom H hay không?

Một số nhà phân tích cho rằng có lẽ là không.

“Triều Tiên dường như đã phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu và làm chủ được vũ khí phân hạch,” ông Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Rand Corp, cho biết. Phát biểu này của ông được đưa ra sau khi Chủ tịch Kim Jong-un tuyên bố vào hồi cuối tháng 12/2015 rằng Triều Tiên đã trở thành một “quốc gia hạt nhân mạnh mẽ sẵn sàng kích nổ một quả bom H”.

“Với thực tế trên, rất có khả năng tuyên bố mới của Triều Tiên chỉ là đặt điều hòng khiến các quốc gia khác cảm thấy bị đe dọa,” ông tiếp lời.

Mỹ cho biết sẽ phải mất nhiều ngày mới có thể xác nhận xem Triều Tiên có thực sự có bom H hay không.

Nếu không phải một quả bom H thì Triều Tiên đang nắm giữ thứ gì?

Có thể Triều Tiên đang nắm trong tay một thứ vũ khí “cải tiến”- loại sử dụng một lượng nhỏ các phản ứng tổng hợp để thúc đẩy quá trình phân hạch, nhưng không phải là một quả bom H.

Nhưng ngay cả vũ khí “cải tiến” cũng có sức tàn phá nghiêm trọng.

Ông Bennett phân tích: “Nếu Triều Tiên thực sự có một loại vũ khí hạt nhân “cải tiến” nặng 50 kiloton, nó có thể san phẳng một thành phố đông dân như Seoul. Khoảng 250.000 người có thể bị giết trong một đợt tấn công, tương đương khoảng 2,5% dân số”.

Và nếu một ngày nào đó Triều Tiên có thể tạo ra một quả bom H thì một kết cục chết chóc hơn sẽ là điều đáng lo ngại.

Liệu các quốc gia láng giềng của Triều Tiên có nên lo sợ không?

Giới phân tích cho rằng Triều Tiên có thể chế tạo bệ phóng tên lửa với tầm bắn đến Hàn Quốc và Nhật Bản.

David Albright, cựu thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc, phát biểu vào năm ngoái rằng Triều Tiên sở hữu 10 đến 15 loại vũ khí hạt nhân và số lượng vũ khí đó sẽ tăng theo từng năm.

Thêm nữa, nước này cũng có thể thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cho tên lửa ngắn hơn, nhưng chưa thành công với tên lửa đạn đạo liên lục.

Thế giới nên có động thái gì về vấn đề này?

Một cuộc thử nghiệm bom H đe dọa phần lớn các nhà lãnh đạo thế giới.

“Không có bằng chứng cho thấy các biện pháp trừng phạt đã được đưa ra trong nhiều năm qua có bất kỳ tác động nào đến cách hành xử của Triều Tiên, ngay cả khi các biện pháp này đánh vào kinh tế. Vì vậy, các biện pháp trừng phạt mới dường như sẽ không mang lại được hiệu quả mong muốn,” ông Chinoy chia sẻ.

Và đương nhiên việc khơi mào một cuộc chiến tranh sẽ là vô cùng nguy hiểm.

“Vậy nên biện pháp tốt nhất bây giờ đó là tiến hành nói chuyện, một việc mà tôi nghĩ cả Triều Tiên cũng sẽ thích”, ông Chinoy nói.

Cuộc thử nghiệm bom H có thể khiến Triều Tiên cảm thấy an toàn hơn và khuyến khích việc đàm phán của nước này với thế giới.

Theo ĐSPL

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các hoạt động chứa đựng văn hóa dân gian sẽ giúp trẻ thấm nhuần hơn tinh thần yêu nước. Ảnh minh họa: ITN.

Cùng con gìn giữ giá trị truyền thống - Khơi dậy cảm xúc

GD&TĐ - Giáo dục lịch sử và lòng yêu nước cho trẻ được coi là nhiệm vụ cấp thiết không chỉ để bảo tồn giá trị truyền thống, mà còn chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ trong việc xây dựng nhân cách, nâng cao ý thức trách nhiệm với Tổ quốc.