Giải bài tập định lượng dạng đòn bẩy

GD&TĐ - Trong môn Vật lý ở THCS, bài tập Cơ học tương đối khó đối với học sinh. Trong phần Cơ học thì bài tập về đòn bẩy có nhiều dạng nhất trong các máy cơ đơn giản.

Giải bài tập định lượng dạng đòn bẩy

Chính vì vậy, để giải bài tập định lượng dạng đòn bẩy cả giáo viên và học sinh thường sử dụng nhiều loại sách tham khảo trên thị thường và làm nhiều bài tập. Với cách này giáo viên thường cho học sinh từng bài tập cụ thể và giải đơn lẻ, còn học sinh thì tự tìm tòi cách để giải các bài tập đó.

Ưu và nhược khi sử dụng sách tham khảo về bài tập định lượng dạng đòn bẩy

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sách bài tập nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Từ đó, giáo viên và học sinh được gặp nhiều loại bài tập cụ thể khác nhau, tích lũy thêm kiến thức khoa học về bộ môn Vật lý cũng như bài tập định lượng dạng Đòn bẩy.

Trong quá trình hướng dẫn của giáo viên và làm bài tập của học sinh mất ít thời gian (vì không có phương pháp chung) nên có thể giải được nhiều bài tập cụ thể.

Tuy nhiên, đa phần các loại sách tham khảo trên thị trường mới chỉ đưa ra các bài tập cụ thể và hướng dẫn giải; các bài tập thuộc nhiều dạng khác nhau được đặt kế tiếp nhau, các bài tập cùng loại lại đặt cách xa nhau hoặc trong một quyển sách không có đủ các dạng bài tập cơ bản về đòn bẩy. Nói chung là các sách viết ra chưa phân loại các dạng bài tập một cách cụ thể.

Với giáo viên, khi tham khảo và sử dụng nhiều loại sách tham khảo mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu; phải sử dụng nhiều loại sách tham khảo một lúc khi gảng dạy.

Với học sinh: Phải làm nhiều bài tập cụ thể, tương tự nhau một cách tràn lan và làm bài nào biết bài đó, không có phương pháp giải chung nên kết quả học tập chưa đạt hiệu quả cao.

Việc học tập trở nên khó khăn hơn và gây cho các em có nhiều nản chí khi muốn tự nâng cao kiến thức của mình. Mặt khác, các em còn phải tốn khá nhiều tiền để mua các loại sách tham khảo hoặc phải sử dụng nhiều quyển khi học mặc dù chỉ để giải một dạng bài tập, đặc biệt là về đòn bẩy.

Một số tồn tại khi dạy học

Học sinh thường có một số quan điểm chưa đúng khi học, làm bài tập đòn bẩy như: Vừa đọc qua bài toán đã các em đã cho là thấy rõ ngay con đường giải bài toán; không tiến hành và chỉ tiến hành thử hoặc cứ loay hoay với những cách khác nhau tiếp cận để bài toán; cho rằng chỉ có một con đường đúng để giải bài toán.

Nhiều học sinh cho rằng không thể thay đổi bài toán để làm cho nó trở thành đơn giản hơn; cho rằng việc giải toán luôn luôn diễn biến theo một cách thức thẳng tắp, lô gíc và không nghĩ đến việc giải toán theo lối phỏng đoán và đi đường vòng và không nghĩ đến tự mình thay đổi thành một bài toán mới. Việc tham khảo sách của học sinh chưa có phương pháp, chưa đạt hiệu quả cao.

Đối với giáo viên, nhiều người vẫn còn theo xu thế cũ đó là: Coi trọng việc dạy cho học sinh chiến lược giải toán, coi trọng việc truyền đạt kiến thức.

Cách thức này hữu ích đối với việc giải các bài toán trong sách giáo khoa và hình thành cho học sinh một phong cách khoa học tiếp cận bài toán Vật lý. Một bộ phận vẫn chưa thực sự dạy học theo hướng triển năng lực.

Giáo viên tham khảo rất nhiều sách nâng cao, các bài tập có trong sách là các bài tập thuộc nhiều thể loại khác nhau đôi khi lại không hệ thống, không phân loại rõ ràng nên việc tự nghiên cứu và giải các bài tập có nhiều khó khăn.

Do đó, đòi hỏi người thầy phải đổi mới sâu sắc về phương pháp dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với từng bộ môn Vật lý nói chung và bài tập định tính về dạng đòn bẩy nói riêng.

Do đó, cần phải có phương pháp giải chung cho một loại toán hay loại bài tập Vật lý để giúp người dạy cũng như người học có định hướng giải nhanh mà không phải tư duy nhiều.

Giải bài tập định lượng dạng đòn bẩy

Bài tập định lượng dạng đòn bẩy rất đa dạng. Để làm tốt dạng bài tập này, người học phải nắm vững được các khái niệm cơ bản như: Khái niệm đòn bẩy, cánh tay đòn của lực, điểm tác dụng lực và biểu diễn lực chính xác.

Ngoài việc nắm vững khái niệm, người học cũng phải biết xác định các lực tác dụng lên đòn bẩy và nắm được điều kiện cân bằng của đòn bẩy… Khi đã hiểu rõ các khái niệm thì việc tiến hành giải bài toán sẽ thuận lợi hơn.

Với mỗi bài tập định lượng dạng đòn bẩy, cần phải hiểu và phân tích cụ thể như sau: Đâu là điểm tựa của đòn bẩy? Xác định cánh tay đòn của các lực.

Các lực tác dụng lên đòn bẩy có phương, chiều như thế nào? Tác dụng của lực lên đòn bẩy.Điều kiện cân bằng của đòn bẩy. Tác dụng của đòn bẩy. Ứng dụng của đòn bẩy trong đời sống và kĩ thuật. Sau khi phân tích có thể áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy để giải bài toán.

Một số kiến thức trọng tâm có liên quan gồm: Lực đẩy Ác-si-mét; công cơ học; định luật về công; điều kiện cân bằng của vật rắn; tổng hợp lực; quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều; quy tắc tổng hợp hai lực song song, ngược chiều; tổng hợp hai lực đồng quy.

Bài tập định lượng dạng “Đòn bẩy” có rất nhiều dạng, mỗi dạng có phương pháp giải riêng. Mặt khác, mỗi giáo viên hay học sinh có thể có cách phát triển bài toán khác nhau.

Có thể thống kê các dạng bài toán cụ thể về đòn bẩy như sau: Chọn điểm tựa của đòn bẩy; xác định lực và cánh tay đòn của lực; lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật treo ở đòn bẩy; khi đòn bẩy chịu tác dụng của nhiều lực; khi điểm tựa dịch chuyển; các dạng khác của đòn bẩy.

Trong quá trình giảng dạy Vật lí, nếu sử dụng thành thạo loại bài tập này sẽ tạo hứng thú rất nhiều cho học sinh trong quá trình giải bài tập, giúp các em phát huy được tính tích cực, vận dụng sáng tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ