Giá sữa ngoại cao, cách gì quản lý

Giá sữa ngoại cao, cách gì quản lý
Cách lựa chọn sữa của người tiêu dùng cũng làm giá sữa ngoại tăng cao
Cách lựa chọn sữa của người tiêu dùng cũng làm giá sữa ngoại tăng cao

Cao hơn đến 150%

Theo kết quả nghiên cứu của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), giá sữa bột nguyên hộp nhập khẩu ở Việt Nam so với các nước đang phát triển như: Thái Lan, Maylaysia, Indonesia cao hơn từ 20 - 60%, có trường hợp cao hơn 150%. Đơn cử, sữa Ensuare Gold: giá ở một số siêu thị được khảo sát tương đương như giá ở Thái Lan. Tại một địa điểm thì giá cao hơn khoảng 20 - 30%; Pedia Sure cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia 20 - 30%; Sữa Enfa Grow 3 A+ cao hơn Thái Lan 60%; Enfakid 4 A+ cao hơn Thái Lan 40%; Sữa Nestle nhãn hiệu Nan HA1 Pro cao hơn Mlaysia khoảng hơn 65%. Cao nhất là sữa Dumex nhập khẩu từ nhiều nước nhãn Dugro 1, 2, 3 cao hơn giá các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia 100 - 150%.

Theo dự báo của Agroinfo, giá sữa tại thị trường nội địa thời điểm cuối quý III đầu quý IV năm nay sẽ tăng khoảng 6 - 8%, riêng giá sữa tươi có thể tăng 3 - 4%.

Sữa Friso 1 Gold, Friso 3 Gold cao hơn Malayssia khoảng 50 - 60%, có cửa hàng bán cao hơn 80%. Sữa XO nhập khẩu từ Hàn quốc cao hơn 20 - 30%.

Nhiều nhà nhập khẩu sữa lý giải sự cao giá do thuế. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu với sữa bột nguyên liệu và sữa bột nguyên hộp vào Việt Nam không quá 10% và vẫn còn thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu vào Thái Lan (0% - 40%), đây là điều rất bất hợp lý. Đối với các nước như Malayssia, Indonesia, dù thuế nhập thấp hơn Việt Nam, nhưng nếu đắt hơn do thuế thì cũng chỉ hơn dưới 10%, thực tế giá ở Việt Nam cao hơn 25 - 30%, có loại cao hơn 150% là vô lý.

Như vậy, hiện giá sữa nhập khẩu ở Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực là khá rõ ràng. Đặc biệt so với các nước có điều kiện sống tương tự như Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Hiện, thị trường có 200 doanh nghiệp nhập khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm. Đáng lẽ ra, điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh, đẩy giá sữa giảm xuống. Song, thực tế, sữa bột nhập khẩu luôn có xu hướng tăng mạnh từ 2007 đến nay. Từ quý III/2008, giá sữa trên thị trường thế giới giảm, trong khi đó, giá sữa trong nước vẫn tăng. Đây là một nghịch lý, đi ngược lại quy luật thị trường, và có dấu hiệu làm giá...

Giá sữa nội có khi chỉ bằng một nửa sữa ngoại

Ông Đặng Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết: “Có nhiều ý kiến cho rằng, do tỷ giá tăng nên giá sữa tăng theo. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái chỉ tăng 6 - 8% nhưng sữa tăng cao như hiện nay là không hơp lý. Bên cạnh đó, có ý kiến cho là giá sữa cao là do phải chi phí cho quảng cáo, tiếp thị là không hợp lý... Hiện nay, giá sữa nội thấp hơn nhiều so với giá sữa ngoại, có khi bằng một nửa, dù cả hai loại sữa trên đều làm từ nguyên liệu nhập khẩu”.

Còn theo ông Vũ Công Chính, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính: “Nguyên nhân giá sữa nhập khẩu cao là do thị trường sữa của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào sữa nhập khẩu. Sữa trong nước tự sản xuất chỉ đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu. Thứ hai, giá sữa cao chủ yếu do nhóm hàng sữa bột nhập thành phẩm. So với sữa bột nội sản xuất trong nước, sữa bột thành phẩm cao gấp 2 - 3 lần. Ví dụ, hộp sữa cho trẻ em 900g do Vinamilk sản xuất chỉ 111.000 đồng/hộp, của Cô gái Hà Lan là 127.000 đồng/hộp trong khi sữa ngoại của hãng Abbott là 183.000 đồng/hộp, của Dumex là 255.00 đồng/hộp, cao gấp 1,5 đến 2,3 lần sữa nội. Hiện nay, giá bán sữa bột thành phẩm nhập khẩu cao do giá vốn nhập khẩu chiếm tới 89 - 91% giá vốn hàng bán. Đây là một nghịch lý vì trong khi giá sữa trên thế giới giảm mà Việt Nam vẫn tăng. Sữa ngoại trên thị trường Việt Nam tăng còn do: tỷ giá USD tăng cao, tiền lương tăng, tâm lý sính dùng sữa ngoại của người tiêu dùng”.

Ông Vũ Công Chính cũng cho biết thêm, để quản lý giá sữa, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Thuế chủ trì phối hợp với Cục Quản lý giá thực hiện thanh tra thuế để kết hợp kiểm tra giá sữa ở một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa trong quý II/2009. Hiện, đợt kiểm tra này đang trong quá trình tổng hợp kết quả.

Giá sữa ngoại khó quản lý
Giá sữa ngoại khó quản lý

Những giải pháp bình ổn

Trong Hội thảo “Giá sữa và vấn đề kiểm soát”, Bộ Tài chính đã đề xuất một số giải pháp để quản lý giá sảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Theo đó, Bộ Công Thương kiểm tra việc đại lý bán đúng giá niêm yết. Chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh xem xét hành vi liên kết độc quyền của các doanh nghiệp phân phối độc quyền những hãng sữa bột ngoại nhập. Đẩy mạnh phát triển ngành chế biến sữa trong nước.

Bộ Y tế tăng cường kiểm tra chất lương, định hướng cho người tiêu dùng chọn sản phẩm phù hợp. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện theo dõi tình hình iến động giá sữa, thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát, xử lý các trường hợp tăng giá quá mức theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa phải thực hiện tiết giảm chi phí sản xuất, bán hàng, nhất là chi phí quảng cáo, tiếp thị để điều chỉnh giá bán ở mức hợp lý.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nutifood lý giải: “Nên xem lại quan niệm dùng sữa ngoại tốt hơn sữa nội. về thành phần dinh dưỡng cở bản, các loại sữa ngoại và nội là giống nhau. Tuy nhiên, chiến lược xây dựng thương hiệu tác động tới giá thành của từng sản phẩm sữa. Đồng thời, sữa nội rẻ do đóng gói trong nước, nên chi phí sản xuất rẻ hơn....”

Việc chênh lệch giá một phần do tâm lý sính sữa ngoại của người tiêu dùng. Trong khi đó, về chênh lệch giá, nếu chỉ quản lý giá theo biện pháp hành chính là không hữu hiệu. Có một thực tiễn là giải pháp kêu gọi, thuyết phục sự đồng cảm của doanh nghiệp nước ngoài không hiệu quả và không thực tiễn. Mặc khác, doanh nghiệp trong nước luôn kêu gào đòi sự bảo hộ, đòi lợi thế, song khi có lợi thế, ít doanh nghiệp nào đầu tư cơ bản công nghệ và chất lượng mà chỉ tranh thủ vấn đề chênh lệch giá tìm lợi nhuận. Do vậy, không thể giải quyết vấn đề giá sữa một sớm, một chiều.

Nguyễn Nhật

Ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: “Qua thực tiễn kiểm tra cho thấy, sữa bột ít sai sót về nguồn gốc hàng hóa, chứng từ. Nói cách khác, các đơn vị nhập khẩu, kinh doanh sữa rất hiểu luật và khó phát hiện sai phạm nếu kiểm tra hành chính đơn lẻ. Thực tế cho thấy, việc kiểm tra chất lượng trên khâu lưu thông đối với sữa bột ngoại trẻ em là khó thực hiện do công tác giám định khá khó khăn phần định lượng và giá thành giám định cao và cao hơn sữa bộ cùng loạt sản xuất trong nước. Phần đáng chú ý là phần chênh lệch giá nhập và giá niêm yết của một số loại sữa bột lệch giá khá cao như: loại Enfa Grow A+ của Mead Johnson loại 900g, loại Dugro gold 800 g của Dumex, loại Gain, Peasure, Ensure của Abott loại 400g chênh lệch 220 – 285%. Qua kiểm tra, chúng tôi cho rằng, vấn đề chênh lệch giá và giải quyết vấn đề chênh lệch gía sẽ góp phần sáng tỏ và hạn chế tăng giá không bình thường của các công ty nhập khẩu và phân phối”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ