Giá phải trả cho Tổng thống Mỹ

Giá phải trả cho Tổng thống Mỹ

Các chuyên gia y tế Mỹ thì cảnh báo bỏ các biện pháp hạn chế quá sớm sẽ khiến Mỹ đối mặt làn sóng dịch thứ hai. Nếu điều đó xảy ra, ông Trump sẽ phải trả giá cho quyết định đó, hoặc bằng sinh mạng dân chúng, hoặc bằng nhiệm kỳ tiềm năng sắp tới của ông.

Phát biểu trong chuyến đi ra khỏi thủ đô Washington D.C. lần đầu tiên trong hơn một tháng, nhân chuyến thăm một nhà máy sản xuất khẩu trang y tế ở Phoenix, bang Arizona, ông Trump nói rằng, ông đang chuẩn bị cho “giai đoạn hai” trong kế hoạch thích ứng của Mỹ với Covid-19.

Ông Trump thừa nhận rằng, việc mở lại nền kinh tế có thể dẫn đến nhiều đau thương hơn. “Liệu mọi người có bị ảnh hưởng nặng nề không? Có chứ. Nhưng chúng ta phải cho nền kinh tế mở cửa và mở cửa sớm” - ông nói. Để củng cố cho lời nói của mình, ông không đeo khẩu trang khi thăm nhà máy. Trump đưa ra những lập luận mạnh mẽ nhất rằng, các thiệt hại kinh tế với nước Mỹ là quá lớn để duy trì việc đóng cửa kéo dài. Ông khuyến khích người Mỹ nghĩ rằng mình là “những chiến binh” khi rời nhà, mặc dù cách so sánh này rõ ràng là một sự thừa nhận gián tiếp về sự lưỡng lự của công chúng việc mở cửa lại quá sớm.

Bloomberg nói rằng, Tổng thống Mỹ ngày càng tức giận vì suy thoái do Covid-19 đã khiến 30 triệu người Mỹ mất việc và ảnh hưởng đến nhiệm kỳ hai của ông. Mỹ tiếp tục là nơi dịch Covid-19 hoành hành dữ dội nhất trên thế giới với khoảng 1,2 triệu người nhiễm và hơn 70.000 người tử vong tính đến 6/5.

Trong khi đó, các chuyên gia y tế cảnh báo, nới lỏng các biện pháp hạn chế cách ly xã hội sẽ khiến nước Mỹ đối mặt với làn sóng dịch lần thứ hai, có thể phải đóng cửa lần hai và tổn hại nhiều hơn cho kinh tế. ĐH Pennsylvania ước tính, nới lỏng phong tỏa vào cuối tháng 6 có thể cứu 18 triệu việc làm nhưng sẽ có thể có thêm hơn 200.000 người chết vì Covid-19. Hai trường đại học Mỹ khác cũng đưa ra những dự báo đáng sợ nếu bỏ phong tỏa sớm: ĐH John Hopkins nói con số tử vong có thể lên tới 3.000 người mỗi ngày vào 1/6, và ĐH Washington nói số người chết có thể lên tới 135.000 người vào đầu tháng 8. Ông Trump bác bỏ cả hai dự báo này, nói rằng chúng “sai từ đầu”.

Một chuyên gia y tế bị cách chức cho biết, đã cảnh báo Corona virus từ tháng 1 nhưng Bộ trưởng Y tế cũng phớt lờ. Quyết tâm của Tổng thống Mỹ là rõ ràng. Quy mô kinh tế Mỹ rất lớn nên thiệt hại khi đóng cửa cũng rất lớn. Đã có nhiều cuộc biểu tình của người dân Mỹ đòi mở cửa lại vì họ bị ảnh hưởng sinh kế. Tổng thống Trump nói mở cửa kinh tế, nhưng làm gì hiệu quả để ngăn chặn người chết tăng lên thì chưa thấy ông đưa ra.

Kế hoạch ứng phó giai đoạn hai của ông Trump còn bao gồm cả việc giải tán một lực lượng đặc biệt gồm các chuyên gia y tế công cộng trong chính phủ - lực lượng này đã dẫn dắt các phản ứng của chính phủ với dịch Covid-19, chưa rõ nhóm nào sẽ thay thế họ. Một nhà lãnh đạo tài năng sẽ đưa ra quyết định đúng nhất, cân bằng nhất và tốt nhất khi quyết định đó phải đặt lợi ích của dân chúng lên đầu, không phải bằng tham vọng cá nhân, như là khả năng tranh cử nhiệm kỳ tổng thống lần thứ hai. Cứu vãn kinh tế là một việc quan trọng, nhưng nếu ứng phó tệ hại với dịch thì điều đó càng làm tổn hại đến khả năng tái cử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.