Gia Lai: Kêu gọi người dân ‘bỏ xứ’ vì hồ tiêu quay trở lại sản xuất

GD&TĐ - Tại buổi họp báo, Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh tại Gia Lai đã kêu gọi người dân đã đi “biệt xứ” vì hồ tiêu quay trở lại quê nhà sản xuất, bên phía ngân hàng sẽ luôn đồng hành cùng người dân.

Ông Nguyễn Văn Cư khuyên người dân nên quay trở về sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Cư khuyên người dân nên quay trở về sản xuất.

Ngày 29/3, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức cuộc họp báo quý I năm 2019 để thông tin một số vấn đề dư luận quan tâm trong thời gia qua.

Cụ thể, tại cuộc họp báo các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, thông tin đến việc thời gian qua nhiều diện tích hồ tiêu chết vì dịch bệnh, bên cạnh đó giá hồ tiêu xuống thấp khiến số nợ ngân hàng của bà con nông dân còn rất nhiều.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Gia Lai, tổng dư nợ mà người dân toàn tỉnh Gia Lai vay trồng tiêu là trên 4.300 tỷ đồng với hơn 26.000 hộ vay.

Qua đó, với hơn 5.500 ha hồ tiêu bị dịch bệnh chết, thêm vào đó giá hồ tiêu tụt dốc nên nhiều hộ dân không có khả năng trả nợ ngân hàng. Nhiều người dân đã rời khỏi địa phương đi làm ăn xa để trốn nợ.

Về số nợ của người dân, ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh tại Gia Lai cho hay, trước khoản nợ lớn của người dân, bà con không có khả năng trả nợ, đi khỏi địa phương, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ.

Ông Cư cũng cho biết, để hỗ trợ người dân trong gia đoạn khó khăn,ngành ngân hàng sẽ cơ cấu thời hạn nợ, điều chỉnh thời hạn nợ, gia hạn thời hạn nợ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng sẽ có giải pháp giảm lãi xuất hoặc miễn giảm lãi tiền vay cho người vay. Hoặc ngân hàng cũng xem xét cho người dân vay lại để tái cơ cấu cây trồng…

Cũng theo vị này, việc người dân muốn khoanh nợ là rất khó khăn. Bởi khi đó, các ngành có liên quan vào cuộc xác minh, sau đó mới có cơ sở trình lên Chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh phải xin ý kiến Thủ Tướng Chính phủ xem xét việc khoanh nợ. Khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì việc khoanh nợ sẽ diễn ra. Theo đó trong thời hạn khoanh nợ (2 năm) người dân sẽ không phải trả lãi.

Tuy nhiên, theo ông quy định hiện nay cấp nào đề nghị khoanh nợ, cấp đó phải xuất ngân sách để chi trả. Với lãi xuất bình quân 10%/năm,thì 2.200 tỷ nợ xấu sẽ có lãi xuất 220 tỷ. Trong 2 năm số lãi này tăng lên khoảng 440 tỷ, do đó số tiền này rất lớn.

Tại họp báo, ông Cư cũng kêu gọi người dân quay về địa phương tiếp tục xản xuất. Đồng thời ông cho hay, ngành ngân hàng sẽ luôn đồng hành cùng người dân tìm cách tháo gỡ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.