Già hoá dân số sẽ là thách thức đối với Việt Nam trong những năm tới

GD&TĐ - Các chuyên gia dự báo, cuối năm 2036, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già và sẽ đối mặt với những thách thức, khó khăn.

Hội thảo có khoảng 300 đại biểu tham gia.
Hội thảo có khoảng 300 đại biểu tham gia.

Ngày 29/11, tại TPHCM, Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề: Già hóa dân số-Cơ hội và thách thức cho thế hệ Millennials (để chỉ nhóm dân số ở độ tuổi 30-44).

Thạc sĩ Lê Thu Huyền, Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, thời kỳ cơ cấu dân số vàng được dự báo kéo dài trong vòng 31 năm, từ năm 2007 đến 2039. Nguồn lực này tạo điều kiện để đất nước phát triển kinh tế-xã hội, song cũng đối mặt với một số thách thức như: chất lượng lao động thấp, việc làm hạn chế,… cũng tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Đây cũng là giai đoạn Việt Nam được dự báo là thời kỳ già hóa dân số (từ năm 2011 đến 2036) và vấn đề này diễn ra rất nhanh với khoảng 26 năm. Theo dự báo này, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số từ năm 2036.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra nhiều thông tin về nhóm dân số trung niên 30-44 tuổi. Đây là nhóm tuổi “vàng” để bắt đầu chuẩn bị và tích lũy tài chính hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị cho tuổi già sau đó.

Theo đó, dân số trung niên có độ tuổi trên chiếm hơn 28% tổng dân số cả nước hiện nay chính là nhóm sẽ bước vào giai đoạn này. Hiện tại, đây là nhóm có tỷ lệ tham gia lao động cao (gần 88%) nhưng cũng là nhóm có số lượng đang sống ở khu vực nông thôn cao (60%) hoặc tham gia việc làm phi chính thức lớn nên khó tiếp cận việc làm thoả đáng và việc qua đào tạo có chứng chỉ còn thấp,…

Khảo sát của Viện Khoa học Lao động và Xã hội còn cho thấy, chỉ có 30% số người trong độ tuổi 30-44 có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc sống về già. Số còn lại với những nguyên nhân khách quan như chưa đủ điều kiện kinh tế và quan trọng nhất vẫn là chưa sẵn sàng tâm thế đối với vấn đề này.

Tiến sĩ Bùi Tôn Hiến, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, thông qua các kết quả khảo sát và nghiên cứu cho thấy, mức độ sẵn sàng chuẩn bị cho tuổi già độc lập của nhóm dân số trung niên chưa cao. Mặt khác, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam khi tốc độ già hóa dân số nhanh trong khi nguồn lực kinh tế của đất nước còn hạn chế và hệ thống an sinh xã hội vẫn còn non trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.