Phật dạy 4 nỗi khổ lớn nhất đời người, ai cũng nên biết để vượt qua

Đây là những nỗi khổ lớn nhất của đời người mà ai cũng nên biết để có thể vượt qua, sống một đời an nhiên, tự tại.

Đức Phật từng dạy: "Đạo không nằm trên bầu trời, đạo nằm trong tim", và chỉ những ai nhận thức được về bản thân thì mới có thể thức tỉnh và tránh được buồn phiền, sầu muộn.

Lo âu, buồn bã của con người thường bắt nguồn từ khó khăn, vất vả trong cuộc sống, được biểu hiện qua nhiều trạng thái khác nhau. Dưới đây là 4 nỗi khố lớn nhất đời người theo lời Phật dạy, ai cũng nên biết để có thể vượt qua, sống một đời an nhiên, vô thường.

Không nhìn thấu bản thân mình

Theo Phật giáo, một trong những nỗi khổ lớn của đời người là việc khong thể nhìn thấu bản thân mình. Nhiều người hay lầm tưởng, bản thân mình sẽ luôn hiểu rõ mình nhất, thế nhưng trên thực tế, việc thấu hiểu sâu sắc về sinh mệnh cá nhân lại là điều khó khăn nhất.

Một người không thể thấy được bản thân mình vẫn lạc trong vòng luẩn quẩn không lối ra, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần thất bại, không tìm thấy nơi an yên tĩnh dưỡng sau những sự xô bồ, sầm uất thì khó có thể thấu hiểu được vô thường. 

Trước những khó khăn, giông bão của cuộc đời, một người khó có thể nhìn rõ được hoàn cảnh của chính mình đang gặp phải. Họ không thể thấy được bản thân đang mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn, không thấy bản thân mình đang bị tổn thương cần được tĩnh dưỡng, không tìm thấy chốn bình yên phía sau những sóng gió, khó khăn.

Họ cũng không thể tìm thấy đường về sau cả một hành trình vất vả, mỏi mòn, không thấy được niềm vui đằng sau những sầu lo.

Tiếc nuối quá khứ

Con người nếu cứ mải mê sống trong quá khứ, luôn luôn tiếc nuối những sự đã qua thì cả đời sẽ dằn vặt không yên. Quả thực, con người rất dễ bị quá khứ đeo đuổi, nhất là khi những tháng ngày trước mắt đang gặp khó khăn trắc trở, không đẹp đẽ, tươi sáng như ta từng có.

Một người có thể luyến tiếc những kỷ niệm bên người cũ dù đó chỉ là những ký ức mờ nhạt, người kia đã nhanh chóng vượt qua, tiếc nuối những điều chưa thể làm dù cơ hội đã vụt mất. Một người có thể tiếc nuối danh vọng khi xưa, những tiếng vỗ tay khen ngợi hay bằng khen, lời chúc dù đó chỉ là những hư vinh đã qua.

Ngày hôm qua là chuyện đã rồi, dù có nhớ lại cũng chẳng thể đổi thay được điều gì. Thời gian một khi đã trôi qua thì không thể lấy lại, cơ hội đã vụt mất thì khó có thể đến được lần hai. Còn lưu luyến nghĩa là tâm còn day dứt, là một ngày tự để mình chìm trong bể khổ. Tiếc nuối quá khứ chính là tự phủ lên hiện tại một lớp mây mù ảm đạm, khiến tương lai cũng vì thế mà mờ mịt tăm tối.

Không biết từ bỏ

Một người không biết từ bỏ, không bỏ qua được những mặc cảm, tội lỗi trong quá khứ, không buông bỏ được một người hay sự việc đã đi qua, giống như cứ mang theo mình những tảng đá nặng nề đi đường dài. Từ bỏ không phải là từ bỏ của cải, vật chất mà là buông bỏ đi những suy nghĩ sầu não, phiền muộn, uất ức.

Nếu một người không thể từ bỏ những suy nghĩ, tâm trạng xấu này, lâu dần những suy nghĩ ấy sẽ "đầu độc" tâm hồn họ, khiến họ mãi mãi chìm trong hố sâu tuyệt vọng, khó có thể tìm được bình yên.

Cuộc đời mỗi người là một căn phòng riêng, người bi quan sẽ luôn thấy căn phòng tối om, còn người ưu sầu thì chỉ đứng ngoài quan sát mà chẳng bước vào. Bất kỳ ai cũng mang trong mình những nỗi khổ đau riêng không thể so sánh, những nỗi thống khổ khó nói thành lời.

Học cách buông bỏ cũng là cách mà đạo Phật gia giảng con người biết cách rũ sạch bụi trần, trở về với bản tính thiện lương, đơn sơ nhất. 

Không thể đứng dậy khi vấp ngã

Trong cuộc sống, khó có thể kiếm ra một người chưa từng nếm trải sự thất bại, phải gục ngã trước sóng gió của cuộc đời. Thế nhưng nếu không thể đứng dậy sau vấp ngã, vượt qua những sai lầm trong quá khứ thì có lẽ đời người sẽ chỉ toàn những lời than trách mà thôi.

Những người thành đạt nhất lại chính là những người nếm trải thất bại nhiều nhất, thế nhưng họ cũng là những kẻ biết vực dậy mình tốt nhất sau những lần vấp ngã.

Cách tốt nhất để có thể vượt qua thất bại là tự lực cánh sinh, nếu cứ nằm đó than thân trách phận mãi, liệu có ai sẽ tới cứu giúp được đây? Lòng tốt của người khác cũng có khi hữu hạn, không phải ai cũng luôn sẵn lòng nâng đỡ, trợ giúp.

Cuộc đời của một người là do chính ta quyết định, con đường do chính ta bước đi. Nếu không thể tự đứng dậy sau những lần thất bại, thì khó có thể hy vọng quãng đường phía trước rộng mở, hứa hẹn.

Theo Songdep.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ