Nên cúng Rằm tháng Giêng từ ngày nào?

Rằm tháng Giêng là một lễ cúng quan trọng trong năm. Chính vì vậy cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào hay cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào cho đúng là thắc mắc của rất nhiều chị em.

Nhiều người cúng Rằm tháng Giêng từ rất sớm (từ ngày 12-13 âm lịch), có người cúng sáng, có người lại cúng chiều, nhưng đó là do họ không biết cúng rằm vào lúc nào mới là chuẩn nhất.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rơi vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Rằm tháng giêng là 1 trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Nên cúng rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Vào ngày này, người dân Việt Nam rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Nếu chủ nhà không có ban thờ Phật thì chỉ một mâm cúng gia tiên là đủ.

Lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa quay về nhà ăn Tết thường cố gắng ở lại cho đến qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường.

Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021

Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26/2/2021. Đây là ngày Ất Tỵ, ngũ hành Hỏa, ngày Hoàng đạo.

Nên cúng rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 2.

Cúng rằm tháng Giêng 2021 ngày nào tốt

Nên cúng Rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 4.

Khác với những ngày lễ Tết thông thường, người Việt sẽ tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch.

Sở dĩ cúng chính rằm bởi theo quan niệm thì đây là ngày trăng sáng nhất của năm. Vào thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm may mắn, bình an.

Cúng Rằm tháng Giêng nên cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ là tốt nhất.

Với các gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch. Thời điểm cúng không quá bắt buộc, miễn là trước 19 giờ ngày 15/1 là được.

Cúng Rằm tháng Giêng 2021 giờ nào tốt?

Khung giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là chính Ngọ.

Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Mọi người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng là được.

Nên cúng Rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 5.

Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 có các khung giờ hoàng đạo dưới đây, gia chủ có thể chọn để tiến hành nghi lễ cúng Rằm cũng rất phù hợp:

+ Ngày chính Rằm 15/1, giờ đẹp tiến hành cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Ngọ (11h-13h)

Giờ Mùi (13h-15h)

+ Ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 25/2/2021 dương lịch, khung giờ đẹp gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà cúng là vật cúng tế linh thiêng nhất còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Ngoài thịt gà, xôi gấc, bánh chưng và các món ăn khác như giò, chả, rau xào..., mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng còn có hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

Nên cúng Rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 6.

Ngoài ra, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật bao gồm hoa quả, chè xôi, bánh trôi nước, các món ăn chay.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Cúng Rằm tháng Giêng ở đâu

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà lựa chọn cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được.

Lưu ý, nếu cúng Rằm tháng Giêng ở chùa thì gia chủ nên sắm mâm cỗ chay thanh tịnh hoặc mâm ngũ quả, bánh kẹo và đèn nến là đủ.

Với các gia đình chọn cúng rằm tại nhà thì chuẩn bị mâm cúng gia tiên, thần linh với cỗ mặn, sắm lễ tùy tâm chứ không cần phải quá rườm rà, cầu kỳ.

Nên cúng Rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 7.

Lưu ý, dù là cúng Rằm tháng Giêng ở đâu thì điều quan trọng chính là lòng thành của gia chủ dâng lên bề trên.

Trên đây là một số thông tin về ngày Rằm tháng Giêng cũng như lưu ý về giờ, ngày cúng rằm để cầu cho 1 năm mới bình an, may mắn.

Hiện nay, do điều kiện cuộc sống cũng như quan niệm khá cởi mở, mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng, việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần Phật, không cần quá cầu kỳ.

Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Nên cúng Rằm tháng Giêng từ ngày nào? - Ảnh 8.

- Không nên đốt quá nhiều vàng mã

- Dọn dẹp ban thờ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

- Mua sắm đồ cúng lễ

Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

- Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,... Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.

Theo Nhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ