Hiện nay, Canada cạnh tranh với Mỹ về thu hút chất xám, họ có nhiều chương trình ưu đãi cho sinh viên quốc tế để tạo cơ hội xin việc làm và định cư tại Canada. Chính vì thế số học sinh VN học tập tại Canada trong năm 2016 tăng 55% so với 2015, 2017 tăng 89% so với 2016.
Các nước còn lại giữ tỷ lệ học sinh VN tương đối ổn định vì chính sách của các quốc gia không thay đối về định cư cho người nước ngoài cũng như cơ hội tạo việc làm.
Số lượng học sinh VN du học nước ngoài tăng 8% trong thời gian 2010-2017. Mỗi năm tổng số các gia đình VN chi tiêu gần 2 tỷ usd cho con cái mình du học ở nước ngoài. Ước tính số học sinh VN hiện tại ở nước ngoài trong năm 2017 là 80,000 người bao gồm 60,000 người đến các nước nói tiếng Anh.
Theo thống kê của Viện giáo dục Quốc tế (IIE) tại New York thì số lượng du học sinh VN tại các quốc gia nói tiếng Anh như sau:
Mỹ: 21,400 (2016), 22,400 (2017)
Úc: 18,200 (2016), 19,700 (2017)
Canada: 7,500 (2016), 14,200 (2017)
Anh: 4,500 (2016), 5,000 (2017)
Trong lúc đó, đầu tư FDI vào lãnh vực giáo dục VN vẫn khó khăn vì mức học phí như thế nào để tuyển sinh tốt. Nếu học phí cao thì học sinh chọn lựa du học ở nước ngoài. Nếu mức học phí thấp thì nhà đầu tư sẽ lỗ. Mỗi năm VN có 1.7 triệu học sinh tốt nghiệp PTTH, trong đó có khoảng 400 nghìn học sinh vào trường đại học. Số lượng học sinh du học nước ngoài mỗi năm không quá 15,000 người. Vì thế số lượng lớn học sinh không vào đại học còn rất nhiều.
Chỉ số đầu tư FDI của các công ty nước ngoài vào giáo dục tăng mạnh, trong năm 2017 đạt 36 tỷ USD tăng 44% so với năm 2016, có nghĩa nhu cầu tuyển dụng sinh viên chất lượng cao và nói tiếng Anh cũng tăng. Ðầu tư FDI cho lãnh vực giáo dục tại VN về chắc chắn tạo ra lợi nhuận trong việc đầu tư dài hạn. Khoảng 80% nhà đầu tư nước ngoài mở trường đại học và trường học lớp 1-12.
Số lượng trường đại học quốc tế mở chi nhánh tại VN hoặc liên kết với đại học VN là 5 trường từ các quốc gia như Úc, Anh và Mỹ. Các trường PTTH quốc tế tại VN có nhu cầu cao, số lượng là 6 trường ở HN và 7 trường ở TP.HCM từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Anh, Canada, Singapore.
Các trường quốc tế có sẵn hệ thống giáo dục và họ đưa vào VN vận hành và tuyển sinh. Trong giai đoạn hiện nay thì nhà đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế so với nhà đầu tư VN trong việc xây dựng thương hiệu trường quốc tế.
Hiện tại số trường quốc tế do người VN đầu tư đang hình thành như VinSchool (Hanoi, HCM) và American International School (HCM). Nhà đầu tư trong nước có lợi thế nắm bắt tâm lý người VN tốt hơn và họ có chương trình phù hợp để thu hút học sinh. Các nhà đầu tư VN chọn phương án xây dựng trường quốc tế mới hoàn toàn mà không đầu tư trực tiếp vào hệ thống trường quốc tế có sẵn.
Vận hành hệ thống trường quốc tế rất tốt kém vì mọi chi phí đều cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Lương của nhân viên cũng theo chuẩn quốc tế.
Trong khi đó việc tuyển sinh gặp nhiều khó khăn vì học sinh VN có xu hướng du học nhiều hơn là học ở trong nước. Nhiều gia đình đủ điều kiện tài chính thì học sinh VN chưa đủ trình độ tiếng Anh để hòa nhập với chương trình tiếng Anh. Chỉ có số lượng nhỏ học sinh VN vừa có tiếng Anh tốt vừa có tài chính mạnh mới tham gia vào các trường quốc tế. Ngoài ra, các trường quốc tế nhắm đến học sinh của gia đình nước ngoài làm việc tại VN.
Thử thách lớn nhất của trường quốc tế là làm sao có được giáo viên tốt chấp nhận làm việc ổn định ở VN lâu dài để tạo ra thương hiệu danh giá cho trường. Thông thường các giáo viên của trường quốc tế làm việc trong thời gian ngắn 3-5 năm rồi trở về đất nước quê hương họ.