Giá dầu nhảy vọt sau khi OPEC+ tuyên bố giảm sản lượng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Giá dầu đã tăng mạnh sau khi các nước thành viên OPEC+ tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu.

(Ảnh: IZVESTIA/Konstantin Kokoshkin)
(Ảnh: IZVESTIA/Konstantin Kokoshkin)

Ngày 3/4, tờ The Wall Street Journal (WSJ) trích dẫn một tuyên bố của Hội đồng An ninh Quốc gia. Theo đó, Mỹ coi quyết định giảm sản lượng dầu của các nước thành viên OPEC+ là không hiệu quả trong bối cảnh thị trường năng lượng không ổn định.

Theo Reuters, giá dầu Brent tương lai tăng 5,3% lên 84,12 USD/thùng khi có tin OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày. Dầu thô của Mỹ tăng 5,75% lên 79,99 USD.

Theo đó, các quốc gia như Nga và Ả Rập Saudi đã đưa ra quyết định bắt buộc phải giảm sản xuất các sản phẩm dầu mỏ.

Đồng thời, đối với Nga, các biện pháp này là rất quan trọng, vì nước này được cho là đang gặp khó khăn trong lĩnh vực kinh tế, bao gồm cả do hoạt động quân sự đặc biệt và các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Theo đại diện của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, kể từ tháng 11 năm ngoái, đồng Rúp đã giảm giá hơn 20% so với đồng USD.

Đồng thời, nếu giá của các nguồn năng lượng tăng do thay đổi trong sản xuất dầu, điều này có thể thúc đẩy lạm phát và buộc các ngân hàng trung ương Mỹ phải cố gắng tìm sự cân bằng giữa giá thấp hơn và sự ổn định của ngành ngân hàng.

Theo các nguồn thạo tin, các nước OPEC+ được chỉ dẫn bởi thực tế là việc tăng giá dầu sẽ giúp họ thực hiện các dự án trong nước trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Ngày 2/4, một số quốc gia OPEC + (Algeria, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi, Nga) đã quyết định giảm sản lượng dầu. Ả Rập Saudi đã tự nguyện giảm sản lượng dầu 500 nghìn thùng mỗi ngày từ tháng 5 đến cuối năm nay.

Cần lưu ý rằng quyết định này là một biện pháp chủ động nhằm duy trì sự ổn định của thị trường. Về phần mình, Bộ Năng lượng Kazakhstan báo cáo sản lượng giảm 78 nghìn thùng/ngày.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết Nga sẽ tự nguyện giảm sản lượng dầu thêm 500 nghìn thùng mỗi ngày (bpd) so với sản lượng trung bình trong tháng 2 cho đến hết năm 2023.

Hậu quả của việc giảm sản lượng dầu là sự gia tăng chi phí của nó. Vì vậy, theo dữ liệu giao dịch, giá dầu trên thị trường thế giới đã tăng hơn 5%.

Ngày 2/4, hãng tin AP đưa tin quyết định giảm sản lượng dầu của các quốc gia OPEC+ đe dọa gia tăng lạm phát và giá nhiên liệu tại Mỹ.

Ngày 5/10/2022, các thành viên OPEC+ nhất trí giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng mỗi ngày bắt đầu từ tháng 11, kéo dài cho đến cuối năm 2023.

Mặc dù khủng hoảng năng lượng và giá năng lượng tăng cao ở các khu vực khác, bước đi này đã được tất cả các thành viên của tổ chức này ủng hộ, trong đó có Nga.

Quyết định trên khiến Mỹ không hài lòng, họ thậm chí tuyên bố sẽ xem xét lại mối quan hệ với Ả Rập Saudi.

Theo IZ/Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em thường học các chuẩn mực và đặc điểm tính cách từ cha mẹ. (Ảnh: ITN).

Dạy con hiểu giá trị của gia đình

GD&TĐ - Nhiều bậc cha mẹ thấm nhuần giá trị tốt đẹp của gia đình vào con cái để giúp con phát triển thành những công dân tốt, có trách nhiệm.