Làng Quách Lượng tọa lạc trên đỉnh núi ở độ cao 1700m so với mặt nước biển. Để tiếp cận được ngôi làng, 600 năm qua, người ta chỉ có một cách duy nhất là vượt qua 720 bậc “thang trời" trên vách đá dựng đứng .
Cách duy nhất để đến ngôi làng là vượt qua 720 bậc thang cheo leo mà không có bất kỳ sự bảo hộ nào.
Ngày nay, đường vào ngôi làng đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với một đường hầm dài hơn 1.2 km. Tuy nhiên, đây được coi là một trong 10 cung đường dốc nhất thế giới và cũng được biết đến như "con đường mà người lái xe không được phép sai lầm" bởi một sai lầm nhỏ cũng phải trả giá bằng tính mạng.
Quách Lượng và cung đường đến với ngôi làng được ví như thiên đường cho những người đam mê khám phá mạo hiểm.
Ghé thăm ngôi làng cổ biệt lập, vượt qua cung đường “thần chết”, ít ai biết được rằng để nối Quách Lượng với phần còn lại của thế giới bằng con đường hầm xuyên núi đó, dân làng đã phải đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và cả máu.
Không thể đếm xuể bao nhiêu mồ hôi, sức lực và của cải mà dân làng đã đổ xuống để con đường được thông xe .
Chính quyền địa phương từ chối tài trợ tiền xây đường chỉ để phục vụ cho 350 người sống ở Quách Lượng tại thời điểm đó.
Năm 1972, dân làng chọn ra 13 người nam giới mạnh khỏe nhất trong làng lập thành một tổ đội thi công, cùng với sự trợ giúp của toàn bộ dân làng, họ đã cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành đường hầm dài xuyên núi để cho xe đi được tới làng.
“Hành lang vách đá” được mở ra là thành quả của từng người dân Quách Lượng.
Ròng rã suốt 5 nămtrời, cuối cùng con đường cũng hoàn thành với chiều dài 1250m, rộng 6m và cao 4m. Không điện, không máy móc, 13 người đàn ông chỉ với mũi khoan sắt, thiết chùy, sức lực, mồ hôi và nước mắt và máu, để tạo ra một con đường đưa ngôi làng phát triển.
7 người đã chết trong quá trình xây dựng, 4.000 chiếc búa và 12 tấn mũi khoan đã được sử dụng để đào đường hầm lịch sử này.
13 người đàn ông chỉ với mũi khoan và búa, 5 năm đằng đẵng, dũng cảm và miệt mài đã hoàn thành con đường nối Quách Lượng với thế giới bên ngoài.
Làng Quách Lượng hiện có hơn 80 gia đình với tổng cộng gần 350 người, đại đa số đều là họ Thân. Gia tộc họ Thân vốn là quan chức tại Nam Kinh vào cuối thời nhà Nguyên, đến đầu nhà Minh, Hoàng Đế Chu Nguyên Chương bắt gia tộc này đi đày đến Thanh Hải làm lao động khổ sai. T
rên đường, họ Thân đã trốn thoát. Một bộ phận nhỏ của gia tộc đã trốn vào núi Thái Hành, sống ở ngôi làng Quách Lượng. Đã bao nhiêu năm qua, bất kể là gặp những tai họa gì, dân làng đều quyết tâm giữ vững gia tộc, tuân theo lời di huấn của tổ tiên.
Những ngôi nhà trong làng đều được xây dựng theo phong cách triều Thanh và triều Minh.
Chinh phục cung đường nguy hiểm và đặt chân đến ngôi làng, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà ở đây mang phong cách rất mộc mạc với tường được xây bằng đá núi, dính bằng vôi, cửa làm bằng gỗ...
Đặc biệt nhất là mái ngói được làm bằng những phiến đá ngọc tìm thấy trong núi, dưới làn sương mỏng, hiện lên trông vô cùng tinh tế.
Khó có thể tượng tượng được những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc này lại tọa lạc trên đỉnh núi cao chót vót.
Đứng ở độ cao cả ngàn mét từ làng Quách Lượng phóng tầm mắt xuống phía dưới, người ta tưởng như lạc vào tiên cảnh chốn hồng trần. Trên vách đá dựng đứng ở ngôi làng, còn có một thác nước tuyệt đẹp, được coi là “viên ngọc” của núi Thái Hành.
Phong cảnh “sơn thủy hữu tình” khiến du khách không muốn rời chân.
Một thắng cảnh nổi tiếng khác của Quách Lượng là hồ Thiên Trì. Năm 1975, người dân Quách Lượng đã xây đập ngăn nước này, tạo thành hồ chứa nước.
Ảnh: Đập ngăn nước được xây dựng tạo nên thắng cảnh hồ Thiên Trì tuyệt đẹp cũng là một công trình tự tay người dân Quách Lượng xây dựng từ hơn 4 thập kỷ trước
Quách Lượng, ngôi làng nguy hiểm nhất thế giới nhưng lại đem đến cho du khách một trải nghiệm khác biệt – yên bình và nhẹ nhõm đến lạ thường.