Ghê rợn cách làm đẹp kỳ dị của các huyền thoại nhan sắc

Muốn khiến mình trở nên cuốn hút hơn, phụ nữ thời xưa từng áp dụng một số cách làm đẹp kinh dị tới khó tin.

Ghê rợn cách làm đẹp kỳ dị của các huyền thoại nhan sắc

Hoàng hậu Elisabeth: ngủ với “mặt nạ thịt bê sống”

Hoàng hậu Elisabeth được mệnh danh là người phụ nữ đẹp nhất thế kỷ 19, nổi tiếng bởi sở hữu làn da không tì vết và mái tóc bồng bềnh dài chạm gót chân. Bí quyết dưỡng da của bà là đắp dâu tây nghiền, mặt nạ ngủ “thịt bê sống” và để có cơ thể mịn màng, bà ngâm mình trong dầu ô liu ấm.

Với mái tóc dài thướt tha chấm gót chân của mình, Hoàng hậu phải thắt cao lên với nhiều bím tóc để khỏi chạm đất, cũng có nghĩa rằng mỗi ngày bà phải mất ba tiếng để gỡ chúng xuống. Phần tóc quá nặng cũng khiến bà bị đau đầu mỗi khi tết tóc với nơ.

Ngoài ra, chế độ ăn uống của người đẹp cũng được kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt với tinh chất từ thịt gà, gà gô, nai và bò.

cach-lam-dep-kinh-di-phunutoday2

Nữ hoàng Cleopatra: Son môi làm từ côn trùng độc

Từ lâu, chế tạo son môi trở thành một việc làm đẹp không thể thiếu của người phụ nữ. Việc họ tô lên môi những màu sắc để chúng tươi tắn và quyến rũ hơn là một cách làm mình nổi bật hơn, và nữ hoàng Ai Cập cũng không là ngoại lệ.

Nữ hoàng Cleopatra đã dùng cách nghiền những con bọ độc để tạo nên màu son này. Thế nhưng tạo ra màu son này là không hề dễ dàng vì nó đòi hỏi khoảng 70.000 bọ cánh cứng chỉ để tạo ra nửa cân son đỏ.

Làm trắng da bằng chất “Venetian Ceruse” được chế tạo từ chì có độc tính cao

cach-lam-dep-kinh-di-phunutoday1
Làm trắng da là một trong những cách làm đẹp nổi bật nhất hiện nay. Một làn da trắng đã được gắn liền với vẻ đẹp từ thời xa xưa. Làn da trắng là biểu tượng của sự hoàn hảo, vì thế phụ nữ từ thời xa xưa đã có những biện pháp vô cùng kì quái để có được làn da trắng sáng đó.
Chì màu trắng được sử dụng trong sản phẩm là nguyên nhân gây ngộ độc chì ở nhiều phụ nữ. Nó cũng dẫn đến tổn thương da và thậm chí tử vong nếu sử dụng trong một thời gian dài.

Sản phẩm này được biết đến như thủ phạm gây ra cái chết của nữ Bá tước Anh Maria Coventry khi mới 27 tuổi. Nữ bá tước thường xuyên sử dụng Venetian Ceruse, bà qua đời vì nhiễm độc chì.

Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhất: Lớp “mặt nạ” chì là nguồn sống

cach-lam-dep-kinh-di-phunutoday4

So với Nefertiti thì Nữ hoàng Elizabeth Đệ I hẳn là bậc thầy của làm đẹp từ chì. Năm 29 tuổi, Nữ hoàng Elizabeth mắc bệnh đậu mùa và bị sẹo khắp người. Vì xấu hổ, bà đã thoa "chất bạch diên Venice" - một hợp chất chì và giấm được phụ nữ sử dụng để khiến làn da của họ trông trắng như sứ. Việc lạm dụng thứ độc hại này khiến bà trông như một người khác hoàn toàn.

Khi Bá tước Essex bắt gặp Nữ hoàng không trang điểm, ông đã hoảng hốt không nhận ra bà và hô hoán Nữ hoàng đang che đậy một thân xác giả.

Nhuộm răng đen

Ở Nhật, Việt Nam và nhiều nước khác, phụ nữ thời xưa phải nhuộm răng thành đen bóng mới được coi là khỏe mạnh, xinh đẹp. Được biết, tục lệ này bắt nguồn từ Nhật Bản vào những năm đầu công nguyên, sau đó du nhập ra các nước khác.

Ở Nhật, nhuộm răng còn được coi là một môn nghệ thuật với tên gọi Ohaguro. Đến khoảng đầu thế kỉ 20 thì nó bắt đầu bị cấm cản rồi dần biến mất.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ