Sử dụng phương pháp song ngữ (tiếng Ghana và tiếng Anh), đất nước này đang thực hiện một chính sách nhằm thúc đẩy việc dạy HS từ mẫu giáo tới lớp 3 của tiểu học biết đọc và viết bằng ngôn ngữ của chính mình – là 1 trong số 11 ngôn ngữ của Ghana được chọn. Đồng thời, cho HS tiếp cận với tiếng Anh nói và lên lớp 2, các em sẽ tiếp cận tiếng Anh viết.
Phương pháp trên được thiết kế để trở thành phương tiện chuyển tiếp, trong đó ngôn ngữ địa phương được dùng như một cầu nối với tiếng Anh. Chương trình này cũng khuyến khích và tôn vinh việc dùng ngôn ngữ địa phương như một khía cạnh có giá trị văn hóa của Ghana.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và các quan chức GD tiếp tục vận động để tiếng Anh được dùng làm phương tiện giảng dạy ngay từ đầu.
Phụ huynh không ủng hộ chương trình song ngữ
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng trong việc dạy và học. Các nhà hoạch định chính sách tin rằng phương pháp tiếp cận của Ghana sẽ cải thiện việc học khi trẻ em nắm vững các khái niệm ở giai đoạn đầu GD và cũng thúc đẩy niềm tự hào về văn hóa và tinh thần yêu nước.
Một cựu Bộ trưởng GD, GS Naana Opoku Agyeman, cho rằng các vấn đề kém phát triển của Ghana, đặc biệt là nghèo đói và tăng trưởng thu nhập thấp, là do dùng tiếng Anh là phương tiện giảng dạy duy nhất ở những năm đầu của tiểu học. Lập luận trên cho rằng việc này cản trở sự tham gia tích cực của người học trong quá trình giảng dạy, học tập và do đó có tác động tiêu cực đến việc học tập trong tương lai của HS.
Chúng ta muốn tìm ra xem một người Ghana bình thường nghĩ gì về cuộc tranh luận. Một nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nhiều phụ huynh không vui với chính sách song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ mà theo đó trẻ em bắt đầu làm quen với tiếng Ghana địa phương và dần dần được tiếp cận tiếng Anh.
Những người được hỏi cũng xác định những khó khăn thực tế trong việc tối ưu hóa phương pháp này. Khó khăn là Ghana có 11 ngôn ngữ đều có thể được viết và học tại bậc học này. Để chính sách hoạt động đầy đủ, các tài liệu giảng dạy sẽ phải được thiết kế và công bố theo từng ngôn ngữ trên. Các bậc phụ huynh không cho rằng việc này đã được thực hiện hoặc đã có tài nguyên giảng dạy phù hợp.
Những phát hiện của chúng tôi thấy rằng những phản ứng thù địch từ phụ huynh đối với phương pháp này là do truyền thông kém.
Kết quả các cuộc nghiên cứu
Ghana đã giới thiệu Chương trình xóa mù chữ tăng tốc quốc gia năm học 2009-2010. Động thái này được đưa ra sau phát hiện chỉ 18% HS lớp 3 có thể đọc văn bản bằng ngôn ngữ Ghana của trường học. Một đánh giá năm 2007 cũng cho thấy 26% lớp 6 có khả năng tiếng Anh tối thiểu.
Nghiên cứu trên cho thấy chất lượng GD đạt được tốt nhất khi nó được truyền tải bằng ngôn ngữ quen thuộc với người học. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy, đặc biệt trong những năm đầu, rất quan trọng để đạt được kết quả GD.
Chương trình của Ghana xác định rằng một ngôn ngữ địa dương quen thuộc, ngôn ngữ Ghana phổ biến nhất trong cộng đồng của trường, được sử dụng để giảng dạy trong những năm đầu tiên từ mẫu giáo tới lớp 3. Trong khi đó, GV giới thiệu tiếng Anh cho HS trong chương trình học.
Từ lớp 4 trở lên, phương tiện giảng dạy được chuyển sang tiếng Anh. 11 ngôn ngữ chính đã được chọn để sử dụng cùng với tiếng Anh. Các trường có thể chọn bất kỳ một trong những ngôn ngữ này để giảng dạy, tùy thuộc vào nơi sống và sự thành thạo ngôn ngữ của HS.
Việc cần làm
Người Ghana phản đối chương trình song ngữ vì họ cảm thấy thiếu các tài nguyên giảng dạy và học tập để thực hiện việc này hiệu quả. Một tỷ lệ lớn các GV không được trang bị kỹ năng để dạy đọc tiếng mẹ đẻ. Điều này là đúng thậm chí họ thông thạo một ngôn ngữ.
Nghiên cứu trên chỉ ra cần tăng cường đào tạo để giúp hệ thống hiện tại hoạt động hiệu quả. Sự ủng hộ của các bậc phụ huynh và cộng đồng cũng rất cần thiết để có được sự thành công.
Những điều trên là rất cần thiết để Ghana thành công hơn. Ngoài ra, khi trẻ em làm chủ ngôn ngữ địa phương, chúng sẽ có lợi ích về mặt xã hội và văn hóa.