Gentle Bot: Cánh tay nhân tạo biết cảm nhận như con người

Chế tạo cách tay robot có khả năng cảm nhận thế giới xung quanh như tay người là mơ ước của nhân loại. Chẳng thế mà những bộ phim giả tưởng về chủ đề này đã liên tục được sản xuất và ra rạp thu hút hàng triệu người xem trong nhiều thập kỷ qua. Giờ đây, ước mơ này không chỉ dừng lại ở phim ảnh mà đang dần được hiện thực hóa để bước ra đời sống thực.

Gentle Bot: Cánh tay nhân tạo biết cảm nhận như con người
Gentle Bot: Canh tay nhan tao biet cam nhan nhu con nguoi - Anh 1

Trong tuần qua, các nhà khoa học đến từ Đại học Cornell đã ra thông báo cho biết đang có những bước tiến quan trọng trong việc chế tạo bàn tay robot có khả năng cảm nhận thế giới xung quanh (xúc giác) như bàn tay con người. Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho bàn tay robot này là Gentle Bot/Robot nhẹ nhàng. Theo đó, Gentle Bot có thể nhận biết quả cà chua chín nhất trong 3 quả cà chua được nhóm nghiên cứu đưa ra trong bài thử nghiệm.

Để có được thành công bước đầu đáng ghi nhận này, nhóm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khắc mềm (soft lithography) và công nghệ in 3D đã có những bước phát triển vượt bậc trong 2 thập kỷ qua vào nghiên cứu và chế tạo cách tay robot Gentle Bot. Theo đó, việc ứng dụng hai công nghệ mới này giúp nhóm nghiên cứu chế tạo và phát triển cảm biến có thể tích hợp vào cánh tay robot. Ống dẫn sóng ánh sáng cũng được nhóm nghiên cứu sử dụng để cảm nhận sự thay đổi về ánh sáng, loại bỏ đi yêu cầu dùng kim loại nặng để dẫn điện trong việc tạo ra bàn tay robot. Cụ thể: ở Gentle Bot, nhóm nghiên cứu sử dụng bong bóng có hình dáng giống bàn tay con người được tích hợp sẵn ống dẫn sóng.

Video giới thiệu cách tay robot mềm mại Gentle Bot

Để giúp mọi người có thể hình dung được quy trình cảm nhận của cách tay robot với thế giới xung quanh, tạp chí khoa học Seeker đã lý giải như sau: Các ống dẫn sóng ánh sáng chứa nhiều bóng đèn LED được tích hợp vào 5 ngón tay bơm hơi, mang đến Gentle Bot “cảm nhận” vật thể xung quanh. Khi các ngón tay này chạm vào vật thể, cả chỉ chạm nhẹ, Gentle Bot vẫn có thể nhận biết sự thay đổi mức độ ánh sáng truyền vào thiết bị. Khi đó, Đi-ốt quang (hay Photodiode) trang bị cho Gentle Bot sẽ đảm nhận nhiệm vụ lượng hóa những thay đổi này.

Gentle Bot: Canh tay nhan tao biet cam nhan nhu con nguoi - Anh 2

Thành công bước đầu của Gentle Bot đang mở ra cơ hội ứng dụng cho nhiều ngành sản xuất khác nhau. Trước mắt, một số cách tay robot có thể được sử dụng trong việc phân loại, đóng gói đồ đạc dễ vỡ. Tuy nhiên, để ngày càng giống bàn tay thật hơn, Gentle Bot còn cả chặng đường dài phí trước. Bởi Gentle Bot chỉ có thể nhận biết được quả cà chua nào chín, nhưng chưa thể phân biệt quả cà chua thật được cấu thành từ acrylic với quả cà chua nhựa có màu sắc tương tự.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu kỳ vọng có thể tạo ra những bộ phận chân tay giả kết nối với não bộ. Hơn thế, họ cũng đặt mục tiêu tích hợp công nghệ này với các loại ống dẫn sóng ánh sáng để tạo ra robot sinh học sử dụng cho mục đích khám phá vũ trụ trong tương lai.

Darpa - Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ - từng thử nghiệm thành công cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật với khả năng cảm nhận như tay thật. Người đầu tiên được Darpa thử nghiệm cách tay này là bệnh nhân chấn thương cột sống 28 tuổi bị liệt gần 10 năm. Tuy nhiên, cánh tay giả này phải liên kết tín hiệu với bộ não để bệnh nhân có thể cảm nhận được bản thân đang chạm vào thứ gì. Dù vậy, thành công này cũng đã tạo ra bước tiến mới trong sản xuất bộ phận nhân tạo khi thông tin phản hồi từ bề mặt tiếp xúc đã được phân tích cụ thể hơn và tạo ra thứ được gọi là "giác quan nhân tạo" để hỗ trợ các bệnh nhân hiệu quả hơn.

Theo Sống Mới

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.