GD-ĐT ở vùng Dân tộc thiểu số và miền núi đạt nhiều kết quả nổi bật

GD&TĐ - Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ghi nhận, sự nghiệp GD-ĐT và dạy nghề ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng phát triển.

Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chiều 27/1.
Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chiều 27/1.

Ông Chiến nhấn mạnh, sự nghiệp GD-ĐT và dạy nghề ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng phát triển cả về quy mô, mạng lưới và chất lượng. Cụ thể, công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ đạt kết quả tốt, tỷ lệ người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tiếng phổ thông tăng 1,7%; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học tăng 8%, trung học cơ sở tăng 9%, trung học phổ thông tăng 14,7%.

Đã xây dựng được 316 trường phổ thông dân tộc nội trú, gần 1.100 trường phổ thông dân tộc bán trú; 4 trường và 3 khoa dự bị đại học dân tộc, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số đạt được kết quả bước đầu, quan trọng. Chính sách hỗ trợ cho con em ở địa bàn đặc biệt khó khăn được quan tâm. Kết quả phát triển GD-ĐT ở vùng Dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những kết quả nổi bật trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Trao đổi về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025, ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, cần tiếp tục đổi mới tư duy, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; trong đó có nhóm nhiệm vụ, giải pháo về phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hoá - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, nâng cao chất lượng công tác giáo GD-ĐT; giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, các trường, khoa dự bị đại học. Hỗ trợ việc ăn, ở cho học sinh, sinh viên vùng địa bàn đặc biệt khó khăn.

Đổi mới phương thức và chính sách cử tuyển, bồi dưỡng dự bị đại học, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đối với thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và được đào tạo nghề.

Nâng cao tỷ lệ khám, chữa bệnh và chất lượng các dịch vụ y tế, nhất là ở tuyến cơ sở. Phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại; đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng, thực hiện tốt hơn nữa chính sách bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được khám, chữa bệnh ở tuyến Trung ương. Xây dựng và thực hiện chiến lược về phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao sức khoẻ, tầm vóc của thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số.

Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của người dân. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở ở từng vùng, từng địa phương; quan tâm sưu tầm, bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Kiên quyết xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, sớm chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.