Gây quỹ giúp trẻ em mắc phổ tự kỷ tại "Trái tim múa"

GD&TĐ - Nhiều bạn trẻ mắc phổ tự kỷ được giao lưu, đồng cảm tại chuỗi sự kiện "Trái tim múa" mùa 6, với chủ đề "Tìm lại ước mơ".

Bạn nhỏ trải nghiệm hoạt động tại sự kiện. (Ảnh: Thùy Linh)
Bạn nhỏ trải nghiệm hoạt động tại sự kiện. (Ảnh: Thùy Linh)

Chuỗi sự kiện vừa diễn ra tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM), do nhà trường phối hợp với Câu lạc bộ Trái Tim Múa - Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM cùng các đơn vị doanh nghiệp xã hội tổ chức.

Chương trình nhằm phổ biến kiến thức về tự kỷ, đồng thời gây quỹ hỗ trợ chi phí chẩn đoán và học bổng khuyến học đến các gia đình khó khăn có con em mắc chứng tự kỷ.

Sự kiện cũng nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, cập nhật kiến thức và kỹ năng tiếp cận, hỗ trợ việc can thiệp sớm một cách hiệu quả, tạo cơ hội hòa nhập cho trẻ tự kỷ với cộng đồng.

"Trái tim múa" mùa 6 diễn ra các sự kiện xuyên suốt như hội thảo chuyên môn chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người chăm sóc trẻ tự kỷ; hỗ trợ can thiệp sớm; sân chơi vận động cho trẻ em; tư vấn hoạt động trị liệu; đêm nghệ thuật Trái tim múa, nhạc kịch "Tìm lại giấc mơ"…

Đặc biệt, các gian hàng đây trưng bày và bán các sản phẩm của các em nhỏ mắc phổ tự kỷ thực hiện như túi xách, ly sứ, hộp bút, các nguyên liệu nấu ăn…

Chị Hồ Hoàng Yến - phụ huynh có con mắc phổ tự kỷ cho hay, nhờ những hoạt động thiết thực mà các bạn có sân chơi, được giao lưu, thử sức mình. “Có hội thảo gì thì mẹ sẽ cho em đi để em trải nghiệm, hạn chế được phần nào sự rụt rè, khó giao tiếp của bạn…”, chị Yến nói.

Ông Lê Nguyên Hiều - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TPHCM, đơn vị hỗ trợ chương trình hoạt động cho biết, đây là chương trình ý nghĩa vì cộng đồng, đặc biệt là các bé tự kỷ.

“Nghệ sĩ tham gia không nhận thù lao, hoạt động nhận được hỗ trợ bao nhiêu sẽ trao hết để chăm lo cho các bé”, ông nói.

Hinh 3.JPG
Hội thảo chăm sóc sức khỏe với sự tham gia của ThS Nguyễn Thị Diệu Anh , Chuyên gia tâm lý lâm sàng, thành viên Hiệp hội Tâm lý trị liệu Việt Nam. (Ảnh: Trái Tim Múa)

Thạc sĩ - Biên đạo múa Nguyễn Lương Hòa (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Trái tim múa, Trưởng Ban tổ chức chương trình) cho biết, nhận thấy trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam và thế giới ngày càng gia tăng, câu lạc bộ đã phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện cùng thực hiện chương trình với mong muốn được giúp đỡ các em.

“Chuỗi hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về các bé mắc phổ tự kỷ, giúp phụ huynh và các bé tiếp cận sớm những kiến thức khoa học để biết cách can thiệp, chăm sóc trẻ phù hợp nhằm giúp các bé từng bước hòa nhập cộng đồng. Đồng thời lan tỏa, chia sẻ yêu thương của xã hội đến với gia đình, với các bé đang nhọc nhằn đối diện với chứng rối loạn phổ tự kỷ”, ThS Hòa nhấn mạnh.

Hinh 4.jpg
Sản phẩm do các bạn mắc phổ tự kỷ thực hiện. (Ảnh: Thùy Linh)

Trong suốt 2 ngày diễn ra hoạt động và gây quỹ, câu lạc bộ đã nhận được hơn 200 triệu đồng từ các mạnh thường quân, từ việc bán vé gây quỹ cho đêm diễn…

Quỹ sẽ được sử dụng để trao tặng 50 suất chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi đồng 1, 10 suất học bổng hướng nghiệp, 10 suất học bổng chuyên môn, 10 suất cho các gia đình khó khăn có trẻ tự kỷ…

Câu lạc bộ Trái Tim Múa được thành lập từ năm 2013 với sự cố vấn của Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM, quy tụ đông đảo các nghệ sĩ múa yêu quý công việc thiện nguyện. 12 năm qua, CLB đã tổ chức 5 chương trình biểu diễn, gây quỹ hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đi học, các bệnh nhi ung bướu, xây nhà tình thương.

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Chọn môn thi - chọn tương lai

GD&TĐ - Khảo sát của nhiều sở GD&ĐT, Ngoại ngữ vẫn là môn được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT...

Ông Antony Blinken trong cuộc họp với Ủy ban Tài chính Thượng viện về viện trợ cho Israel và Ukraine.

Di sản của ông Antony Blinken

GD&TĐ - Ông Antony Blinken đã dành hai tuần cuối cùng tại nhiệm để trả lời báo chí bảo vệ thành tích của mình với tư cách là nhà ngoại giao của Mỹ.