Ăn một bữa cơm – đó có thể là dịp để thân bằng cố hữu gặp gỡ giao lưu, cũng có thể là lúc bạn bè đối tác gặp gỡ đàm phán. Qua bữa cơm, người ta có thể quan sát đối phương từ cách ngồi, cách ăn để đánh giá và nhận biết con người.
Vì thế, đừng xem nhẹ tác phong của chúng ta trong mỗi bữa ăn. Một bữa cơm sẽ giúp làm bộc lộ ra tính cách của con người. Hay nói cách khác, muốn đánh giá, nhìn chuẩn một ai đó, thông qua một bữa ăn cũng có thể đánh giá được vài phần.
Ngay cả trong việc chọn lựa dâu – rể, cũng đã có không ít gia đình nhờ một bữa cơm mà đánh giá, chọn lựa được người phù hợp với con mình. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.
Gặp thông gia tương lai - tan hôn sự
Có một cô gái nọ có người yêu từ năm ngoái nhưng không muốn đưa bạn trai về nhà giới thiệu với bố mẹ. Lý do cô đưa ra là cần thêm thời gian để cả hai cùng xác định thật gắn bó mới đưa về ra mắt, đảm bảo sẽ không khiến bố mẹ thật vọng.
Cách đây chứng 2 tháng, cô gái cuối cùng cũng đưa người yêu về giới thiệu với bố mẹ. Anh chàng này quả thực không tồi, nghe con gái nói thì gia cảnh anh ta rất tốt nên họ khá hài lòng. Con gái họ tuổi cũng không còn nhỏ nên họ có ý hối thúc con mau tổ chức hôn lễ.
Vài ngày trước, thông gia tương lai mời bố mẹ cô gái ăn cơm, nói rằng muốn phụ huynh hai bên gặp gỡ, nói chuyện và chọn một ngày tốt để tổ chức hôn sự cho hai con.
Hôm đó, bố mẹ cô gái đặc biệt mang theo hai bình rượu quý, được bảo quản rất lâu không dám uống đến gặp gia đình thông gia tương lai, đồng thời mua một giỏ hoa quả thật ngon.
Khi đến nhà hàng, chỉ có con gái họ và bạn trai của con gái ở đó. Chàng trai nói rằng bố mẹ mình có việc đột xuất nên đến muộn một chút.
Khoảng hơn một tiếng sau, bố mẹ cậu ta mới đến. Bố mẹ cô gái vội đứng dây chào hỏi, bố của chàng trai đi lại bắt tay nhưng mẹ của chàng trai thì chỉ cười rồi cứ thế ngồi xuống ghế, cầm thực đơn lên hỏi con trai đã ai gọi món chưa.
Bố mẹ cô gái đến trước nhưng chưa gọi món, dù sao thì bữa cơm hôm nay cũng do thông gia tương lai mời, họ vốn dĩ cho rằng sau khi đối phương đến sẽ lịch sự hỏi mình vài câu xem thích ăn gì, thật không ngờ, đến một lời chào hỏi cũng không có chứ chưa nói đến việc hỏi ý kiến khách.
Bà thông gia tương lai vừa gọi món vừa nói: "Đây là nhà hàng cao cấp, đồ ăn rất ngon, các vị may mắn lắm mới được thử những món ngon ở đây. Bình thường người ít qua lại chỗ này sẽ không biết gọi món nên tôi sẽ làm toàn quyền làm chủ".
Khi đó, bố của cô gái đã có chút không vui, bản thân cô gái và chàng trai cũng thấy khó xử. Người khác không biết gọi món, bà ta gọi cũng không sao, hà tất gì phải cao giọng nói bóng nói gió theo kiểu mỉa mai miệt thị người khác? Nói như vậy chẳng phải là đang coi thường thông gia tương lai sao?
Gọi đồ ăn xong, bố của cô gái mang rượu ra, mẹ cô cũng bỏ hoa quả ra, nhìn thấy vậy, bà thông gia tương lai thấy vậy liền nói:
"Giời ơi, nhà chúng tôi không uống loại rượu này, không đẳng cấp, với lại hôm nay chúng tôi lái xe, không được uống rượu, phiền anh chị mang về; hoa quả nhà chúng tôi cũng không thiếu, ăn không hết, mang về để cũng phí ra nên chúng tôi không nhận".
Nghe mẹ của chàng rể tương lai nói những lời đó, bố mẹ cô gái không biết nói lại làm sao, nét mặt lộ rõ vẻ bối rối. Nuốt sự khó chịu vào trong, họ ăn cho xong bữa cơm rồi nhanh chóng ra về.
Về đến nhà, họ nghiêm nghị nói với con gái rằng họ không chấp nhận chuyện hôn sự của con và yêu cầu con phải nhanh chóng chia tay với chàng trai kia, bởi lẽ, gả con gái cho một gia đình không tôn trọng bố mẹ nàng dâu, cô sẽ không bao giờ hạnh phúc.
Lời bình
Bàn ăn là nơi có thể giúp chúng ta nhìn thấu nhất nhân phẩm của một người. Bởi lẽ tại đây, những hành động nhỏ nhất, cho thấy bản chất thực sự của một người sẽ được bộc lộ một cách tự nhiên.