Gần 40.000 trẻ em TP Hồ Chí Minh đã được tiêm vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Qua 2 ngày tiêm, các điểm tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ đều an toàn về y tế và phòng chống dịch; có xử lý trường hợp phản ứng phụ ở mức nhẹ và chưa ghi nhận trường hợp phản ứng phụ nặng sau tiêm.

Loại vắc xin sử dụng là Comirnaty do Pfizer-BioNtech của Mỹ sản xuất. Ảnh: HCDC.
Loại vắc xin sử dụng là Comirnaty do Pfizer-BioNtech của Mỹ sản xuất. Ảnh: HCDC.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, được sự đồng ý của Bộ Y tế, hướng dẫn của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi trên địa bàn.

Theo đó, trong ngày 27/10, đã tiêm cho trẻ em tại huyện Củ Chi và Quận 1 (huyện Củ Chi đã tiêm cho 1.428 học sinh và Quận 1 tiêm cho 260 học sinh).

Tính đến 12 giờ ngày 28/10, có 20 quận huyện và TP Thủ Đức đã triển khai tiêm theo kế hoạch; Riêng quận Gò Vấp dự kiến sẽ triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em từ ngày 29/10, khi đó tất cả 21 quận huyện và TP Thủ Đức sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Về kết quả triển khai, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, tính chung trong 2 ngày, toàn Thành phố đã có 39.756 trẻ được tiêm vắc xin phòng Covid-19; 167 trường hợp hoãn tiêm, chống chỉ định tiêm là 1 trường hợp; 44 trẻ được chuyển vào các bệnh viện để tiêm.

Qua 2 ngày tiêm, các điểm tiêm đều an toàn về y tế và phòng chống dịch; có xử lý trường hợp phản ứng phụ ở mức nhẹ và chưa ghi nhận trường hợp phản ứng phụ nặng sau tiêm.

Được biết, theo Kế hoạch 3522 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố, việc tiêm cho trẻ được thực hiện theo lộ trình giảm dần về lứa tuổi. Sau khi tiêm cho lứa tuổi 16-17 tuổi, sau đó, hạ dần theo tuổi cho đến khi tiêm hết số trẻ trong độ tuổi trên địa bàn.

Về số lượng, dự kiến ban đầu theo báo cáo các cơ sở giáo dục có khoảng 780.000 trẻ sẽ được tiêm. Theo dự kiến này, Sở Y tế đã dự trù đầy đủ vắc xin cho số trẻ đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.