Trong ngày 27/6/2021, có thêm 87.375 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại 18 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng như sau:
1- Hà Nội: 595
2- Nam Định: 2.502
3- Ninh Bình: 98
4- Bắc Ninh: 8.655
5- Quảng Ninh: 153
6- Nghệ An: 4.440
7- Lạng Sơn: 636
8- Cao Bằng: 117
9- Quảng Ngãi: 3.209
10- Ninh Thuận: 563
11- Đắc Lắc: 870
12- TP Hồ Chí Minh: 56.511
13- Đồng Nai: 159
14- Tiền Giang: 1.759
15- Lâm Đồng: 1.685
16- Tây Ninh: 113
17- Đồng Tháp: 361
18- Bình Phước: 6
19- Bộ Quốc phòng: 4.943
Theo GS.TS Đặng Đức Anh, với quy trình tiêm chủng cấp độ an toàn cao nhất, các cơ sở tiêm chủng vắc xin phải đạt tiêu chuẩn theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng và được hướng dẫn tiếp tục theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi tiêm; công tác cấp cứu đề phòng trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng phải luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người được tiêm chủng.
GS.TS Đặng Anh Đức - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lưu ý, sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số dấu hiệu như chỗ tiêm nhạy cảm (>60%), nổi, đỏ, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu (50%), đau cơ, khó chịu (> 40%), sốt, ớn lạnh (>30%), đau khớp, buồn chán (>20%), tắm, bồn chồn…
Đó là các phản ứng thông thường và sẽ hết sau vài ngày.
Điều này cho biết cơ thể của người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 đang tạo ra miễn dịch sau khi tiêm vắc xin để phòng bệnh.
Các phản ứng ít gặp bao gồm chóng mặt, đau bụng, sưng hạch, vã mồ hôi, ngứa, phát ban.
Phản ứng nặng sau tiêm vắc xin là rất hiếm gặp.