Gần 100 tài liệu được công bố tại triển lãm ‘Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại’

GD&TĐ - Chiều 17/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.

Gần 100 tài liệu được công bố tại triển lãm ‘Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại’. (Ảnh: Hoàng Hải)
Gần 100 tài liệu được công bố tại triển lãm ‘Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại’. (Ảnh: Hoàng Hải)

Triển lãm được tổ chức tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại nội Huế nhằm phác họa những nét tiêu biểu, các bước thăng trầm và dấu ấn hiện tồn của Kinh thành Huế trong tiến trình của lịch sử.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.

Triển lãm lần này công bố gần 100 tài liệu có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế.

Triển lãm công bố gần 100 tài liệu cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế.

Triển lãm công bố gần 100 tài liệu cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế.

Xứ Huế - Kinh đô của triều Nguyễn (1802-1945) là nơi có địa thế “rồng lượn, hổ ngồi”, nơi hội tụ tinh hoa của bốn phương hầu chầu, và một thời gian dài là trung tâm chính trị - văn hóa của xứ Thuận Hóa xưa.

Từ ngày chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa (năm 1558), lịch sử vùng đất này đã có nhiều biến chuyển rõ rệt. Đến đầu thế kỷ thứ 18, chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi 1738 - 1765) đã chọn đặt Đô thành Phú Xuân (nằm ở góc đông nam trong Kinh thành Huế hiện nay) làm trung tâm chính trị đầu não của Đàng Trong.

Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời được trang bị để chiếu sáng tài liệu triển lãm về đêm.

Hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời được trang bị để chiếu sáng tài liệu triển lãm về đêm.

Khi Nguyễn Huệ triều Tây Sơn tiến đánh quân Trịnh, xưng tước Bắc Bình Vương (1786) và nhất là khi ngài lên ngôi hoàng đế Quang Trung (1789), đất Phú Xuân trước sau đều được lựa chọn là kinh đô của triều đại mới.

Vua Gia Long sau khi lập nên triều Nguyễn (1802 - 1945), đã chọn vùng đất Đô thành Phú Xuân xưa để mở rộng quy mô, thiết kế dựng xây Kinh thành Huế. Công cuộc xây dựng Kinh thành trải gần 30 năm (từ 1805 - 1832) thực sự là công trình xây dựng đồ sộ, quy mô, hoàn chỉnh nhất dưới thời quân chủ.

Nhiều du khách tham quan tìm hiểu về lịch sử Kinh thành Huế.

Nhiều du khách tham quan tìm hiểu về lịch sử Kinh thành Huế.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử như: Thất thủ kinh đô (1885), triều Nguyễn cáo chung (1945), thời kỳ chiến tranh loạn lạc (1945 - 1975), Kinh thành Huế chịu sự tàn phá, hư hại nên có những công trình đến nay chỉ còn lại dấu tích.

Triển lãm thu hút du khách nước ngoài đến tham quan. (Ảnh: Hoàng Hải)

Triển lãm thu hút du khách nước ngoài đến tham quan. (Ảnh: Hoàng Hải)

Những dấu xưa thành cũ đó và cả những công trình còn hiện hữu của Kinh thành Huế vẫn còn in dấu trong từng trang Châu bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới.

Thông qua triển lãm, sẽ góp phần giúp người dân và du khách biết thêm những dấu xưa thành cũ của một Kinh thành cổ kính ở vùng đất Cố đô Huế xưa nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ