F0, F1 hiện nay có được hưởng mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày?

GD&TĐ - Nhiều người thắc mắc, hiện nay F1, F0 có còn được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn nữa không?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 33/2021/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ tiền ăn cho người mắc Covid-19 (F0) và người thực hiện cách ly y tế (F1) được quy định như sau: Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm Covid-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27/4/2021 đến ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Theo quy định trên, chính sách hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn cho F0, F1 chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021.

Do đó, hiện nay F1, F0 không còn được hỗ trợ 80.000 đồng tiền ăn như trước nữa.

Vào thời điểm này, F1 tự cách ly, F0 tự điều trị tại nhà hay điều trị tập trung tại các cơ sở thu dung đều phải tự chi trả tiền ăn trong quá trình khám, chữa bệnh.

Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Ngoài ra, người lao động còn được nhận tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19 trong trường hợp sau: Sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở (hiện mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng), tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.

Lưu ý, khoản tiền này chỉ áp dụng với lao động có hợp đồng lao động, đang đóng BHXH bắt buộc. Do đó, bạn căn cứ vào thực tế chế độ làm việc bản thân, báo với người phụ trách nhân sự của đơn vị để hưởng các mức hỗ trợ trên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.