F0 điều trị tại nhà càng tránh xa điều này càng tốt

GD&TĐ - Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế khi một người mắc Covid-19, các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện cách ly điều trị F0 tại nhà.

Nhằm nâng cao sức khỏe cho người bệnh, giảm tỷ lệ diễn tiến nặng tại nhà, F0 cần chú ý thực hiện các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc đúng cách và tìm đến sự tư vấn của nhân viên y tế khi có dấu hiệu bất thường.

F0 điều trị tại nhà càng tránh xa điều này càng tốt ảnh 1
Thiết kế: Ngọc Giàu - Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Thiết kế: Ngọc Giàu - Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế khi một người mắc Covid-19, các thành viên trong gia đình có thể thấy lo âu, căng thẳng.

Người mắc Covid-19 cũng có thể gặp các tình trạng căng thẳng tinh thần như: Sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của bản thân và người thân. Thay đổi thói quen ngủ, khó ngủ hoặc khó tập trung. Ăn uống kém, chán ăn. Các bệnh mạn tính trầm trọng hơn như bệnh dạ dày, tim mạch...

Các bệnh tâm thần cũng vì thế mà có thể trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ có thể uống rượu, hút thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc khác nhiều hơn…

Cách ứng phó với căng thẳng tinh thần của F0 điều trị tại nhà

Bộ Y tế hướng dẫn F0 cần tránh xem, đọc hoặc nghe những câu chuyện tin tức về dịch Covid-19, nhất là trên các mạng xã hội: Zalo, Facebook, Youtube, Tiktok...

Chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân như hít thở sâu hoặc thực hành thiền; Cố gắng ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng; Tập thể dục thường xuyên, vừa sức, không thức khuya.

Đồng thời tránh sử dụng rượu/bia, thuốc lá, ma túy, các loại thức ăn nước uống có chất kích thích.

Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Cố gắng thực hiện một vài hoạt động mà bản thân yêu thích như: đọc sách, vẽ, xem phim, nghe nhạc, làm mô hình, nấu ăn (nếu có thể)...

"Gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong nhiều ngày liên tiếp. Thừa nhận là việc căng thẳng cũng không sao, không có gì là xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ" - Bộ Y tế lưu ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ