EVFTA – động lực mới cho kinh tế Việt Nam phục hồi, phát triển

GD&TĐ - Trước tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) được thực thi.

Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục khởi sắc.
Sản xuất công nghiệp tháng 11 tiếp tục khởi sắc.

EVFTA đã tạo thêm động lực cho các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi và phát triển hoạt động trong trạng thái bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 11/2020 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng cao 11,9% so với cùng kỳ năm trước..

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2020 ước tính tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 6,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 11,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4%; ngành cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3%.

Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao trong tháng 11 chủ yếu do có sự khởi sắc của các ngành: Sản xuất than cốc và sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 125% (sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 131,1%); sản xuất kim loại tăng 39%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 19,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 18,9%; sản xuất giường tủ bàn ghế tăng 15,8%; sản xuất thiết bị điện tăng 10,1%; sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 9,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2020, IIP ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,3% của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,7% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,6%), đóng góp 3,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,2%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7,1%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất 11 tháng giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 33,5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,8%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 10,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 8,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 6,8%; sản xuất đồ uống giảm 5,5%; sản xuất trang phục giảm 4,5%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 3,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 2,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,2%.

EVFTA – động lực mới cho kinh tế Việt Nam phục hồi, phát triển ảnh 1

Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 11 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 29,2%; sản xuất kim loại tăng 13,6%; khai thác quặng kim loại tăng 13,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 11,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 10,2%; khai thác than cứng và than non tăng 7,8%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 7,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy cùng tăng 7,5%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 11 tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: Đường kính giảm 21,7%; khí hóa lỏng LPG giảm 13,9%; bia giảm 13,8%; dầu thô khai thác giảm 13,5%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 10,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9,4%; xe máy giảm 8,2%; ô tô giảm 7,5%; quần áo mặc thường giảm 5,3%; giày, dép da giảm 2,5%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 23,6%; linh kiện điện thoại tăng 15,7%; thép cán tăng 13,4%; thép thanh, thép góc tăng 11,6%; sữa bột tăng 9,4%; xăng dầu các loại tăng 8,9%; phân u rê tăng 8,5%; than sạch và bột ngọt cùng tăng 7,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 6,3%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/11/2020 tăng 1,1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 1,8%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 3,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,8%.

Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,5% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,6%.

Theo Chính phủ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Myanmar tìm cách gia nhập BRICS

Myanmar tìm cách gia nhập BRICS

GD&TĐ - Myanmar mong muốn hợp tác với BRICS và sẽ nỗ lực hết sức để gia nhập khối này, theo phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Than Swe.