EU muốn trừng phạt đồng minh của Nga vì... được mua khí đốt với giá thấp

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc Serbia được tiếp cận nguồn khí đốt Nga với giá thấp khiến Liên minh châu Âu cảm thấy rất tức giận và cảnh báo sẽ có biện pháp trả đũa mạnh.

EU muốn trừng phạt đồng minh của Nga vì... được mua khí đốt với giá thấp

Vào ngày 5/12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức triển khai biện pháp trừng phạt cấm vận chuyển dầu Nga bằng đường biển, đi kèm với đó là xúc tiến kế hoạch áp giá trần dầu mỏ và khí đốt Nga.

Song song với những cuộc thảo luận, EU cũng đang cho thấy họ sẵn sàng áp đặt biện pháp trừng phạt đối với bất cứ quốc gia nào, kể cả ngoài khối không chịu tuân theo chính sách này.

Điển hình là việc các quốc gia EU cảnh báo Serbia sẽ bị trừng phạt vì họ mua được khí đốt Nga với giá thấp, sở dĩ có tình trạng trên là bởi Belgrade đang mong muốn hội nhập sâu vào cộng động châu Âu.

Cụ thể, EU bắt đầu gây sức ép nhiều hơn với Serbia để buộc nước này phải áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, họ đe dọa sẽ dừng các cuộc đàm phán về việc Belgrade gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Theo giới phân tích, bằng hành động trên, các quốc gia phương Tây rõ ràng cho thấy sự khó chịu với Serbia - quốc gia đồng minh và có quan hệ tốt với Moskva, và do đó nhận được dầu và khí đốt với giá hợp lý.

Quan hệ tốt với Nga khiến Serbia nhận nhiều ưu đãi về vấn đề nguồn cung năng lượng

Quan hệ tốt với Nga khiến Serbia nhận nhiều ưu đãi về vấn đề nguồn cung năng lượng

Cách đây không lâu, Serbia đã đồng ý với Hungary - một quốc gia khác trong Liên minh châu Âu có quan điểm thân Nga về việc xây dựng một đường ống dẫn dầu mới giúp hai nước này đảm bảo nguồn cung năng lượng.

Tuyến cung cấp nói trên sẽ được kết nối với đường ống dẫn dầu Druzhba, qua đó người dân Hungary nhận dầu từ Liên bang Nga. Điều này cũng sẽ cho phép Serbia tiếp cận vàng đen của Nga với một mức giá hời.

Rõ ràng các quốc gia phương Tây đang phải mua năng lượng với giá cao không thể chấp nhận việc một đất nước đang xin gia nhập Liên minh châu Âu lại hưởng lợi từ chính sách thân thiện với Nga.

Trên thực tế, Serbia đang gây khó chịu cho Liên minh châu Âu, bởi vì Belgrade có thể tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng. Vì vậy EU cảnh báo sẽ tiến hành trừng phạt bất chấp việc sẽ đặt Serbia vào tình thế nguy cấp như tất cả những nước khác.

Đầu tiên, việc EU cấm vận chuyển dầu của Nga đến các nước khác bằng đường biển cũng là một đòn trả đũa đối với Belgrade, vì nhánh nối Serbia với đường ống dẫn dầu Druzhba sẽ không sớm được xây dựng.

Từ trước đến nay, Serbia vẫn xây dựng những bản kế hoạch nhằm tiếp nhận nhiên liệu từ Liên bang Nga bằng đường biển, nhưng hiện nay Belgrade đã bị mất đi cơ hội cực lớn này.

Hành động trả đũa tiếp theo đó là Liên minh châu Âu buộc chính quyền Serbia phải áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moskva và nói chung là ngừng mua những nguồn năng lượng từ Liên bang Nga.

Theo các chuyên gia nhận xét, nếu đáp ứng toàn bộ yêu cầu của EU, Moskva rõ ràng sẽ không hài lòng với những hành động mà Belgrade bị ép thực hiện và quan hệ giữa họ chắc chắn sẽ xấu đi, đó là điều mà Liên minh châu Âu mong muốn.

Ở đây chúng ta nhận thấy một vấn đề, tại sao việc Serbia mua nhiên liệu giá rẻ từ Nga nhằm phục vụ đời sống công dân nước mình lại phải đối diện những biện pháp trả đũa?

Trong khi các nước EU cố gắng bằng mọi cách nhằm gây hại cho Nga, bất kể vấn đề xã hội của họ, Serbia lại lo lắng cho người dân của mình để họ không phải khổ sở vì giá khí đốt và xăng dầu tăng cao. Kết quả là Liên minh châu Âu quyết định trả đũa Belgrade.

Nếu áp đặt biện pháp trừng phạt, chưa rõ ai sẽ hỗ trợ Serbia vượt qua mùa Đông khó khăn, chắc chắn đó không thể là Mỹ với những chuyến tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có mức giá cực cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).