Ép trẻ học có hiệu quả không?

GD&TĐ - Nhiều phụ huynh cho biết con họ không thích học. Mỗi lần nhắc con học, con luôn đưa ra nhiều lý do để  trốn tránh.

Cha mẹ không nên ép con học. (Ảnh: ITN).
Cha mẹ không nên ép con học. (Ảnh: ITN).

Thực tế, việc ép con học có phải là một giải pháp hiệu quả?

Theo giới chuyên gia, cha mẹ ép con học là điều không nên. Nhiều học sinh không học vì hứng thú mà luôn có thái độ phản đối việc học. Chúng chỉ tỏ ra hợp tác trước sự uy nghiêm của thầy cô và phụ huynh mà thôi.

Thử tưởng tượng, bạn có thể ép bản thân vui vẻ khi đang gặp chuyện buồn không? Tương tự, nếu bạn ép con học thì hiệu quả sẽ bị hạn chế, nếu không xử lý đúng cách, cảm xúc chán nản có thể bị khơi dậy từ trước khi bạn nhắc nhở con học bài.

Cha mẹ nên làm gì khi con không muốn học?

Giao tiếp với con

Cha mẹ chắc chắn sẽ rất tức giận khi con không muốn học, nhưng điều đầu tiên cha mẹ phải làm là kiềm chế cảm xúc, giảm bớt lo lắng, bình tĩnh giao tiếp với con khi cảm xúc của con đã ổn định và tìm hiểu nguyên nhân khiến con không muốn học.

Nếu con thực sự không muốn học, cha mẹ hãy xem nhu cầu và khó khăn của con là gì.

Quan tâm con nhiều hơn

2-dieu-dau-tien.jpg
Điều đầu tiên cha mẹ phải làm là kiềm chế cảm xúc, giảm bớt lo lắng, bình tĩnh giao tiếp với con. (Ảnh: ITN).

Việc nuôi dưỡng sự hứng thú học tập có thể được kết hợp với thế mạnh của trẻ. Trên thực tế, chuyên môn và học tập không hề mâu thuẫn nhau.

Nhiều trẻ có năng khiếu đặc biệt có thành tích học tập tốt. Vì tài năng và sở thích đặc biệt nên những đứa trẻ này thường nhận được sự khen ngợi, động viên từ nhà trường và gia đình, sự hứng thú của chúng sẽ được chuyển sang việc học một cách tinh tế, để cả hai bổ sung cho nhau.

Bồi dưỡng thêm cho con trước khi vào tiểu học

Hầu hết trẻ em đều thích đọc sách, đặc biệt là những đứa trẻ hai hoặc ba tuổi. Nếu ở nhà có sách tranh, bạn sẽ thấy trẻ quấy rầy cha mẹ và yêu cầu cha mẹ kể chuyện. Lúc này, bạn có thể ôm con vào lòng và đọc thêm sách tranh cho con nghe.

Niềm yêu thích đọc sách của trẻ thực sự bắt đầu khi chúng thích nghe những câu chuyện kể từ trong sách trong vòng tay của cha mẹ.

Điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp với con

Cha mẹ không thể nổi giận khi con không đến trường, hoặc đánh đập khi con lớn lên. Trước hết, cha mẹ phải điều chỉnh cảm xúc của mình, chỉ khi bình tĩnh, cha mẹ mới có thể ngồi xuống giao tiếp với con và giải quyết vấn đề.

La mắng, cãi vã không có tác dụng, thậm chí, thói lười học của con trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng phát triển thành một tình trạng không thể kiểm soát được.

Trao đổi nhiều hơn với giáo viên

1-cha-me-ep-con-hoc.jpg
Trọng tâm của việc nuôi dưỡng con cái đâu chỉ là vấn đề học tập mà còn là sự chia sẻ. (Ảnh: ITN).

Khi phụ huynh nhận thấy con không muốn học, không muốn đến trường thì nên chủ động liên hệ với giáo viên, nói cho giáo viên biết những gì mình nắm được, đồng thời trao đổi, giải quyết vấn đề với giáo viên.

Một giáo viên quan tâm, ân cần sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Cha mẹ nên hợp tác với giáo viên để giúp con vượt qua khó khăn.

Hành vi ép buộc chia sẻ tương đương với việc cha mẹ tước đoạt đồ đạc của con cái, và trẻ cũng sẽ chống lại điều này bằng mọi giá.

Đừng chỉ nói về học tập

Trọng tâm của việc nuôi dưỡng con cái đâu chỉ là vấn đề học tập mà còn là sự chia sẻ. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn con trải nghiệm niềm vui chia sẻ theo những cách phù hợp.

Chẳng hạn, nếu cha mẹ thường xuyên chia sẻ niềm vui với con trong cuộc sống hàng ngày thì con cũng sẽ cảm nhận được niềm vui trong lòng. Khi đón nhận sự chia sẻ từ con, hãy bày tỏ những cảm xúc dễ chịu của bạn với chúng thường xuyên hơn.

Thông qua sự hướng dẫn cẩn thận, trẻ có thể chủ động chia sẻ. Đây là quá trình nuôi dưỡng một cách đúng đắn ý thức chia sẻ.

Mỗi đứa trẻ đều có những khác biệt riêng, và sự ép buộc vô tình của cha mẹ thường chỉ nhằm thỏa mãn sự phù phiếm của bản thân. Nhưng con cái không phải là công cụ được cha mẹ dùng để khoe khoang, cũng như tình yêu thương của cha mẹ dành cho con không nên dựa trên sự đánh giá của người khác.

Theo m.zjia8.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ