Elon Musk xây dựng hệ thống “kết nối não người với máy tính”

GD&TĐ - Ngoài các công ty nổi tiếng như SpaceX về vũ trụ, ô tô Tesla... ông Elon Musk còn một startup bí ẩn khác, đó là Neuralink với các nghiên cứu về chip để tạo ra giao diện kết nối giữa não người và máy tính, nhằm đọc và ghi lại các hoạt động của não.

Elon Musk xây dựng hệ thống “kết nối não người với máy tính”

Trong một video trình diễn công nghệ vào cuối tháng 8/2020, Musk cho biết, hệ thống giao diện thần kinh, máy tính - não gồm một chip trông giống mặt đồng hồ Fitbit cỡ nhỏ cùng những sợi dây dẫn dày khoảng 5 micron - mỏng hơn sợi tóc người 20 lần - nối với smartphone thông qua Bluetooth năng lượng thấp và điều khiển bằng ứng dụng. Trên các dây dẫn là 1.024 điện cực, tỏa ra theo hình quạt.

Hiện tại, các hệ thống điện não dùng cho bệnh nhân Parkinson mới chỉ có 10 điện cực.

Với kích thước tương đương một đồng xu lớn, thiết bị được thiết kế để cấy vào hộp sọ của người. Những sợi dây siêu mỏng trên thiết bị sẽ được nối thẳng vào não. Một phiên bản trước đó của thiết bị được thiết kế để đặt sau tai giống như máy trợ thính. Nhưng vẫn còn rất lâu cho tới khi công ty có thể đưa ra một sản phẩm thương mại, vì điều này liên quan đến các thử nghiệm phức tạp trên người và phê duyệt của FDA cùng nhiều thứ khác. 

Musk cho rằng, sự phát triển liên tục về khả năng nhận thức của AI có thể dẫn đến việc máy móc trong tương lai có thể suy nghĩ nhanh hơn và vượt xa con người – sinh vật mà chúng có thể có ít điểm chung. Giải pháp mà ông đề xuất là gì? Chính là liên kết máy tính với bộ não của chúng ta để chúng ta có thể theo kịp. Musk kêu gọi các lập trình viên, kỹ sư và đặc biệt là những người có kinh nghiệm đã “xuất xưởng” (tức là đã thực sự tạo ra) một sản phẩm đăng ký tuyển dụng.

Việc gắn trực tiếp bộ não vào thiết bị điện tử không còn là điều mới mẻ. Các bác sĩ cấy ghép các điện cực vào não để kích thích điều trị các chứng bệnh như Parkinson, động kinh và đau mãn tính.

Trong các thí nghiệm, các cảm biến được cấy ghép đã cho phép những người bị liệt sử dụng tín hiệu não để vận hành máy tính và di chuyển các cánh tay robot. Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng một người đàn ông đã lấy lại được một số chuyển động ở bàn tay của chính mình nhờ cấy ghép não.

Nhưng đề xuất của Musk còn vượt xa điều này. Neuralink muốn xây dựng dựa trên các phương pháp điều trị y tế hiện có cũng như một ngày nào đó làm việc trên các ca phẫu thuật có thể cải thiện chức năng nhận thức.

Mặc dù có vô số các ứng dụng kỳ diệu cho giao diện não - máy tính như chơi game, Neuralink muốn sử dụng thiết bị này trước tiên cho những người bị tổn thương tủy sống nghiêm trọng để giúp họ nói chuyện, gõ chữ và di chuyển qua việc sử dụng sóng não của họ.

“Tôi tin rằng về lâu dài công nghệ có thể khôi phục chuyển động toàn thân cho một người nào đó,” Musk nói, người cũng từng nổi tiếng với ước muốn “chết trên sao Hỏa như một cư dân của Hành tinh Đỏ”.

Trước đó, doanh nhân Bryan Johnson, người bán startup thanh toán Braintree của mình cho PayPal với giá 800 triệu USD đã thành lập Kernel, một công ty nghiên cứu về “giao diện thần kinh tiên tiến” để điều trị bệnh và mở rộng nhận thức.

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg cũng quan tâm đến mảng này. Facebook đã mua CTRL-labs, một công ty khởi nghiệp phát triển giao diện thần kinh không xâm lấn vào năm 2019 và sắp xếp nó thành Phòng Thí nghiệm thực tế của Facebook.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá hệ thống của Neuralink còn lâu mới đạt được những tính năng siêu phàm như Musk nói. Dù vậy, nó vẫn có tính ứng dụng rất cao.

Theo AP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.