Dùng huyết tương người đã khỏi bệnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 như thế nào?

Truyền huyết tương của người khỏi COVID-19 vào cơ thể làm tăng phản ứng chống lại virus

Mới đây, Bộ Y tế đã phê duyệt đồng ý để Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương sử dụng phương pháp dùng huyết tương của người đã chữa khỏi COVID-19 để phục vụ nghiên cứu phương pháp điều trị mới.

TS Đinh Văn Tráng, Phụ trách khoa Vi sinh – Sinh học Phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, việc dùng huyết tương của người đã được chữa khỏi COVID-19 để điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19 được đánh giá là hướng đi mới, bổ sung thêm công cụ cho bác sĩ trong điều trị, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân tiên lượng trung bình và nặng.

Theo TS Tráng, phương pháp điều trị này khi truyền huyết tương của người khỏi vào cơ thể người bệnh có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn.

Dùng huyết tương người đã khỏi bệnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 như thế nào? ảnh 1
Bác sĩ Tráng chia sẻ thông tin về việc dùng huyết tương người khỏi bệnh điều trị.

Đây là liệu pháp kháng thể thụ động, liên quan đến việc sử dụng kháng thể chống lại một tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra.

“Ví dụ tác nhân là virus SARS-CoV-2, chúng ta dùng huyết tương của người mắc bệnh đã hồi phục, vốn đã chứa kháng thể, truyền vào bệnh nhân COVID-19, để trung hòa virus trong cơ thể người đó”, TS Tráng phân tích thêm.

Ai được hiến và nhận huyết tương?

TS Tráng cho biết, những người hiến huyết tương phải đủ các điều kiện như:

- Người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50kg đối với nam và 45kg với nữ.

- Người từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày.

- Trước khi hiến tặng, người tham gia sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai... và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.

Đối với người nhận huyết tương, TS Tráng cho rằng phải là bệnh nhân COVID-19 trên 18 tuổi đến 75 tuổi. 

Bệnh nhân phải được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng. Đồng thời đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu đã đưa ra.

Dùng huyết tương người đã khỏi bệnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 như thế nào? ảnh 2
Một bệnh nhân khỏi bệnh tình nguyện hiến huyết tương.

Người hiến huyết tương: Đó chỉ là việc làm nhỏ bé

Trong số những người mắc COVID-19 khỏi bệnh tình nguyện hiến huyết tương có bệnh nhân 196, xuất viện ngày 22/6 sau khi được bệnh viện cách ly 14 ngày kể từ khi công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân này cho biết, cô hiến huyết tương như một hành động để “trả nghĩa tình” với bệnh viện, với các bác sĩ đã điều trị cho bản thân mình suốt một thời gian dài. Đồng thời, sẽ mang lại cơ hội được chữa khỏi bệnh cho những người khác.

“Tôi nằm viện điều trị gần 3 tháng, được điều trị, chăm sóc chu đáo đến mức từ khăn mặt, bàn chải đánh răng cũng được miễn phí. Thật sự, dịch bệnh đến với tôi như một tai nạn không báo trước, khi nhận kết quả dương tính tôi hoang mang vô cùng.

Thế nhưng điều đau lòng nhất với tôi đó là một số người còn trách móc tôi là người thiếu ý thức, viết những lời không đúng sự thực, khiến nhiều người căm phẫn, đả kích tôi ngay cả khi còn nằm trên giường bệnh chưa biết sống chết thế nào.

Chính lúc đó, bệnh viện và các bác sĩ đã ở bên động viên, cứu chữa tôi, để tôi khỏi bệnh về với gia đình. Vì thế, hành động hiến huyết tương để phục vụ điều trị cho những người khác chỉ là việc làm rất nhỏ của tôi, góp phần đầy lùi bệnh tật”, bệnh nhân 196 chia sẻ.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.