eLearning – Thời đại DẠY và HỌC công nghệ số

GD&TĐ - eLearning là một chuỗi các quá trình đầy đủ về đào tạo, tại đây khâu bài giảng điện tử được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâuchương trình, cố vấn, dàn dựng, thực hiện và triển khai. 

Theo Forbes Việt Nam
Theo Forbes Việt Nam

Phần 1: eLearning – Công nghệ số

Đây không đơn thuần là việc bạn chỉ quay một clip về giảng dạy rồi puplic công khai, mà nó phải bao hàm một hệ thống các cơ sở dữ liệu nội dung (clip, text, âm thanh, hình ảnh,…); hệ thống kỹ thuật (phần mềm hỗ trợ, máy móc, công cụ,…) và nhân lực (xây dựng và quản lý nội dung, hệ thống, marketing, seo,….).

Khái niệm về elearning nay đã trở nên phổ biến khá ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chúng ta bắt gặp các nội dung được xây dựng thông qua elearning từ bậc học phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) cho tới ôn thi đại học và dành cho người đi làm (kỹ năng mềm, SEO, marketing,…). 

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về elearning, sau đây tôi xin trích dẫn và đưa ra những luận điểm dễ hiểu hơn về thuật ngữ này.

eLearning (electronic learning - học điện tử): Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web - wap, học qua máy tính, qua điện thoại thông minh, lớp học ảo và sự liên kết số. 

Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD - ROM và các loại học liệu điện tử khác.

eLearning là một chuỗi các quá trình đầy đủ về đào tạo, tại đây khâu bài giảng điện tử được chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu giáo trình, cố vấn, dàn dựng, thực hiện và triển khai. 

Đây không đơn thuần là việc bạn chỉ quay một clip về giảng dạy rồi puplic công khai, mà nó phải bao hàm một hệ thống các cơ sở dữ liệu nội dung (clip, text, âm thanh, hình ảnh,…), hệ thống kỹ thuật và nhân lực.

eLearning phát huy tối đa tính chủ động của người học và tạo ra môi trường tương tác thân thiện nhất thông qua dịch vụ hỗ trợ trọn gói 24/24 là những ưu điểm nổi bật tạo nên sự khác biệt của eLearning. 

Với  sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại cùng nền tảng tri thức đạt chất lượng cao, eLearning sẽ mang tới cộng đồng sự thay đổi trong phương pháp tiếp nhận tri thức. Điều đó chúng tôi đã lựa chọn và bắt đầu ứng dụng ban đầu cho lứa tuổi ở bậc phổ thông.

Mô hình giáo dục trực tuyến (elearning) cho phép người học ở bất kỳ ở đâu, thời gian nào và có thể học bất kỳ thứ gì. Trên thế giới mô hình này đang dần trở nên phổ biến, ở Việt Nam khi 30% dân số đã biết và sử dụng Internet, tỉ lệ này đang tăng lên sẽ là môi trường thuận lợi cho elearning phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo nghiên cứu của Carl Benedikt Frey và Michael Osborne thuộc ĐH Oxford tháng 9/2013: trong 10 năm tới, đa số việc dạy và học sẽ diễn ra qua Internet, từ kiến thức đại học, phổ thông cho đến kỹ năng, ngoại ngữ. 

“Cũng giống như cách đây 10 năm chúng ta chỉ đọc báo giấy, gọi điện thoại bàn, nghe nhạc trên đĩa CD, và chụp ảnh bằng máy phim nên khó có thể tưởng tượng một ngày nào đó đa số sẽ đọc báo mạng, gọi điện trên mobile, nghe nhạc online và chụp ảnh trên smartphone xong là đưa ngay lên Facebook”.

Giờ đây học trực tuyến có thể học bất cứ thứ gì đều thông qua mạng internet. Chỉ cần một máy tính hay điện thoại thông mình kết nối mạng thì bạn không cần đến một nơi nào đó mới có được giáo viên giỏi mà ngồi tại nhà vẫn tiếp cận được Giờ đây mọi thứ trở nên đơn giản hơn với elearning.

TS. Phạm Thị Ly - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục đại học (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết: “Hình thức truyền thông dùng kỹ thuật số sẽ có vai trò quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai rất gần, trong đó có hoạt động dạy và học. Trong lúc nhà trường Việt Nam chuyển biến quá chậm bởi nhiều rào cản không đáng có, giáo dục số sẽ lấp lỗ hổng ấy”.      

“Thay vì cách dạy truyền thống xếp học sinh thành từng cấp bậc theo đường thẳng đi lên, ví dụ như tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,… cách đó chúng ta gần như “sản xuất” (product) học sinh, thì giờ chúng ta phải “canh tác” (cultivation) khai thác khả năng của học sinh, chứ không đơn giản truyền đạt kiến thức và học sinh tiếp nhận nữa. Đấy chính là cách chúng ta sẽ làm trong thời đại này” - Thầy Christopher M.MacDonald – Tổng hiệu trưởng Trường phổ thông Liên cấp Olympia.

Tuy nhiên tại Việt Nam, đánh dấu bước phát triển từ năm 2007, giáo dục trực tuyến đến nay tuy có gặt hái một số thành tựu (tính đến thời điểm này trị giá giáo dục trực tuyến ở Việt Nam đạt 50 triệu USD) nhưng vẫn đang vấp phải nhiều khó khăn, đầu tiên đó vẫn là vấn đề về tài chính, yếu tố doanh thu đang đặt mô hình này trở thành một dịch vụ kinh doanh đúng nghĩa.

Vậy để thành công hơn nữa giáo dục trực tuyến cần phải làm tốt những gì?

Sự kết hợp giảng viên giỏi, bài giảng hay, nội dung tốt, kết hợp tương tác tốt, kiểm tra /đánh giá định kỳ, khuyến khích giảng viên và học sinh, cung cấp hệ thống học liệu đồ sộ,...

Trong phần tiếp theo tôi xin lấy ví dụ cụ thể để chia sẻ cùng bạn đọc về xây dựng một bài giảng giáo dục trực tuyến theo chuẩn công nghệ số - công nghệ elearning.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ