Đường nâu là 'báu vật' của chị em ngày đèn đỏ nhưng cần phải nắm rõ lưu ý này

GD&TĐ - Đường nâu được dùng phổ biến trong việc chế biến món ăn, pha chế đồ uống. Theo các chuyên gia loại đường này có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Đường nâu là 'báu vật' của chị em ngày đèn đỏ nhưng cần phải nắm rõ lưu ý này

Đường nâu là gì?

Sau khi kết tinh đường trắng, phần nước thừa còn lại sẽ tạo thành hỗn hợp dạng sệt, đậm màu, được gọi là mật đường. Sau đó, nhà sản xuất sẽ dùng loại nước đó đem trộn với đường trắng, qua quá trình xử lý sẽ tạo ra đường nâu.

Như đường trắng, đường nâu là một loại đường sucrose và có dạng hạt nhuyễn. Tuy nhiên, loại đường này lại có màu nâu do được nhuộm bên ngoài bởi mật mía theo tỷ lệ 8 - 10%.

Màu sắc của đường nâu phụ thuộc vào lượng mật đường mà bên sản xuất cho vào, do đó có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ màu nâu đậm cho tới màu nâu vàng.

Đường nâu có giá trị calo thấp, trong 100g đường chỉ có khoảng 373 calo. Bên cạnh đó, loại đường này còn chứa nhiều khoáng chất dồi dào như carbohydrate, canxi, magie, kali và sắt.

Tác dụng của đường nâu

Bồi bổ khí huyết

Do cơ cấu sinh lý đặc biệt nên phụ nữ sẽ có kinh nguyệt hàng tháng, cộng với áp lực công việc và cuộc sống hàng ngày cao, phụ nữ rất dễ gặp tình trạng khí huyết không đủ.

Đường nâu rất giàu chất sắt, có thể bổ sung thêm chất sắt cho các bạn nữ và giảm bớt vấn đề thiếu máu của cơ thể.

Giảm đau bụng kinh

Thành phần kali trong đường nâu có tác dụng làm giảm các cơn đau cơ tử cung, hạn chế co thắt trong thời kì kinh nguyệt. Để giảm được cơn đau bụng kinh, bạn có thể pha đường nâu để làm nước chanh nóng.

Thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ ứ máu

Ngoài tác dụng giảm đau bụng kinh, đường nâu còn có tác dụng làm giảm kinh nguyệt không đều, giúp phụ nữ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất thải độc tố trong khoang tử cung.

Các nguyên tố vi lượng và axit folic trong đường nâu còn có thể tăng cường chức năng tạo máu của phụ nữ, tăng lượng máu trong cơ thể, có tác dụng tốt trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ ứ máu.

Làm ấm cơ thể

Vào mùa thu đông, nhiều phụ nữ sẽ bị lạnh tay chân. Lúc này, bạn cũng có thể uống thêm một cốc nước đường nâu làm ấm dạ dày, tử cung và ấm cơ thể.

Hơn nữa, đường nâu là loại đường chưa tinh chế, chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có thể bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Giải độc và dưỡng da

Sở dĩ chị em coi đường nâu là báu vật vì nó có tác dụng giải độc và nuôi dưỡng làn da. Mỗi khi ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc hít thở không khí ô nhiễm, bạn có thể uống một ít nước đường nâu để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Khi cơ thể trở nên sạch sẽ và không còn độc tố, trạng thái tinh thần của toàn bộ con người sẽ tốt hơn đáng kể. Đặc biệt là màu da lúc nào cũng trắng hồng, tràn đầy sức sống.

Những lưu ý khi sử dụng đường nâu

Đừng ăn quá nhiều

Đường nâu có nhiều lợi ích, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng tăng cân, tăng cân và các nguy cơ khác, lượng tiêu thụ hàng ngày được kiểm soát tốt nhất ở mức khoảng 20g.

Không pha bằng nước sôi

Nước sôi sẽ phá hủy các dưỡng chất có trong đường nâu, tốt nhất nên pha bằng nước ấm để giữ được giá trị dinh dưỡng của đường nâu ở mức lớn nhất .

Không ăn chung với các thực phẩm nhiều calo

Bản thân đường nâu đã có hàm lượng đường và calo cao, nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều calo khác có thể làm tăng cân.

Việc phụ nữ tiêu thụ vừa phải lượng đường nâu, đặc biệt là vào mùa thu đông và trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ rất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần cơ thể cho phép thì đừng bỏ lỡ loại thuốc bổ vừa túi tiền này nhé.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.