Một chuyên gia sưu tầm đồ cổ nghe thấy tin này, cho rằng cụ bà tuổi tác đã cao, đồ đạc vật dụng trong nhà chắc hẳn đều có giá trị lịch sử nhất định vì vậy quyết định tìm đến nhà cụ bà để xem hiện trạng của những của hồi môn này.

Sau khi đến nhà cụ bà, chuyên gia nhận định, đồ đạc bên trong căn nhà của bà cụ quả thực mang đậm không khí lịch sử. Chẳng những bàn ghế đều là đồ cổ chính hiệu còn là những đồ cổ rất có giá trị.

Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm sưu tầm, chuyên gia tin rằng những thứ này có xuất xứ sớm nhất cũng là từ thời nhà Thanh. Đến khi cụ bà lấy ra của hồi môn yêu quý của mình - một chiếc hộp đựng đồ trang sức bằng gỗ, chuyên gia mới thực sự kinh ngạc vì giá trị của nó.

Theo cụ bà, từng có nhiều người trả bà 500 NDT (khoảng hơn 1,7 triệu đồng) cho chiếc hộp đựng đồ trang sức này bà nhưng bà không nỡ bán. Bây giờ thực sự không có tiền, đành phải nén đau mà bán đi.

Sau khi nghe xong, chuyên gia đã xem xét kỹ chiếc hộp đựng đồ trang sức này và nhận định, hộp gỗ thực chất được làm bằng gỗ kim tơ vàng và gỗ hoàng hoa lê (gỗ sưa). Hơn nữa 6 mặt của chiếc hộp còn được chạm khắc hoa văn tinh xảo kiểu dáng thịnh hành thời kỳ cuối nhà Thanh, chủ đề "Cá hóa rồng".

Qua những chi tiết như vậy, chuyên gia suy đoán rằng cụ bà có lẽ xuất thân trong một đại gia tộc thời xưa, không rõ lý do tại sao lại lưu lạc đến mức phải bán cả của hồi môn.

Cuối cùng, chuyên gia sưu tầm quyết định mua chiếc hộp gỗ với giá 20.000 tệ (khoảng 71 triệu đồng) khiến cụ bà hoảng sợ, vội khuyên can: "Ông cho tôi 10.000 tệ (khoảng hơn 35 triệu đồng) là đủ rồi, nếu cho nhiều hơn, tôi không dám lấy".

Ứa nước mắt bán của hồi môn giá rẻ, cụ bà không ngờ mình sở hữu đồ cổ quý hiếm - ảnh 1  
Ứa nước mắt bán của hồi môn giá rẻ, cụ bà không ngờ mình sở hữu đồ cổ quý hiếm - ảnh 2 

Nghe vậy, chuyên gia vội vàng giải thích và cho biết, cái giá 20.000 tệ hoàn toàn xứng đáng. Người này cũng nói thêm, nếu sau này cụ bà có hối hận, muốn mua lại, ông vẫn sẽ bán cho bà với giá đã mua, tuyệt đối không tăng thêm.