Sau đó, các nhà khoa học bổ sung vào dung dịch vi khuẩn này một chút cát, chất thải xi măng công nghiệp và châu chấu. Theo các nhà nghiên cứu ngành sản xuất xi măng thải ra khoảng 5% lượng khí thải cacbon toàn cầu. Bởi vậy với dự án này, các nhà khoa học tin tưởng có thể phát triển 1 loại xi măng thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, bà Laura Sanchez Alonso - Điều phối viên dự án Xi măng xanh Eco-Cement cũng cho hay: “Các nguyên liệu thô bổ sung về cơ bản đều là rác thải, vậy nên chúng tôi không phải mất thêm chi phí.
Ví dụ như chúng tôi không phải mua và vận chuyển đá vôi - vốn được dùng để sản xuất xi măng nhờ vậy chúng tôi tiết kiệm được chi phí năng lượng”.
Ngoài ra, nhiệt độ không cao trong sản xuất cũng đồng nghĩa tiết kiệm chi phí và giảm thiểu lượng khí thải cacbon. Trong quá trình sản xuất xi măng thông thường phải sử dụng nhiệt độ rất cao, từ 1.400 - 1.500oC để biến đá vôi thành xi măng. Với đặc thù loại xi măng xanh này, các nhà khoa học chỉ cần duy trì nhiệt độ 30oC để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
Ban đầu các thử nghiệm về độ bền, dẻo và chống biến dạng của vật liệu mới đã cho thấy nhiều hứa hẹn. Hiện các nhà vi sinh và hóa học đang làm việc để tìm ra cách thúc đẩy vi khuẩn hoạt động hiệu quả hơn như mật độ lý tưởng của vi khuẩn trong hỗn hợp.
Các nhà nghiên cứu hy vọng loại xi măng vi khuẩn này sẽ có mặt trên thị trường xây dựng châu Âu trong thời gian sớm nhất có thể.