Dùng sai và lạm dụng kháng sinh tác hại thế nào?

GD&TĐ - Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo, kháng kháng sinh đặt tất cả chúng ta vào vòng nguy hiểm, và nhiều hơn là một mối nguy.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dùng sai và lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến những nhiễm trùng nguy hiểm hơn mà có thể không chữa trị được. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu lá chắn hữu hiệu nhất của chúng ta với vi rút và vi khuẩn thất bại?

Hãy tuân theo chỉ dẫn của Bác sĩ và nhân viên y tế về sử dụng kháng sinh và không tự kê đơn!

Dùng sai và lạm dụng kháng sinh tác hại thế nào? ảnh 1
Dùng sai và lạm dụng kháng sinh tác hại thế nào? ảnh 2

Cách hạn chế vi khuẩn kháng thuốc

Hiện nay, vi khuẩn đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do sử dụng kháng sinh bừa bãi, tùy tiện. Bất cứ bệnh gì từ sốt, đau đầu đến ho, chảy mũi... người bệnh đều tự ý dùng kháng sinh, dù chưa biết nguyên nhân gây bệnh là gì và dùng quá thường xuyên. Hậu quả là vi khuẩn quen dần với kháng sinh, làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác nữa là do sự tiếp xúc giữa những người bị nhiễm trùng (nhiễm trùng chéo) dẫn đến tình trạng là có những người bị đề kháng với những kháng sinh mà mình chưa dùng bao giờ, gọi là đề kháng chéo.

Để giảm tình trạng đề kháng kháng sinh ngày một gia tăng như hiện nay, khi bị nhiễm khuẩn người bệnh phải dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc hoặc dùng theo sự mách bảo của người khác.

Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không.

Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả.

Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Đối với những trường hợp đặc biệt như người già, người bị suy gan, suy thận... khi sử dụng kháng sinh cần tính toán về liều lượng một cách thận trọng.

Phải dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách,- đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh, thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.

Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa như dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.

Nguồn: SKĐS.

Nguồn: SKĐS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.