Dùng điện thoại sau 22h có thể gây trầm cảm

GD&TĐ - Một nghiên cứu ở Scotland chỉ ra người hay dùng điện thoại ban đêm dễ cô đơn, ít hạnh phúc và nguy cơ cao bị trầm cảm.

Dùng điện thoại sau 22h có thể gây trầm cảm

Điện thoại di động không chỉ làm giảm chất lượng của giấc ngủ mà còn tạo điều kiện cho các bệnh tâm thần như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực phát triển, The Lancent Psychiatry đưa tin.

Để đưa ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu từ Đại học Glasgow (Scotland) theo dõi 91.000 tình nguyện viên tuổi từ 37 đến 73. Sau một tuần, các tác giả phát hiện những người thường dùng điện thoại ban đêm khi đã tắt đèn chuẩn bị đi ngủ tăng 6% nguy cơ trầm cảm và 11% nguy cơ rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, họ còn ít hạnh phúc, dễ cảm thấy cô đơn.

Ảnh: Independent.

Lý giải hiện tượng trên, tác giả nghiên cứu là Daniel Smith cho biết thói quen dùng điện thoại ban đêm làm đảo lộn đồng hồ sinh học của bạn. Càng dùng điện thoại về khuya, con người càng khó ngủ và uể oải vào sáng hôm sau. Kết quả, không chỉ thể chất mà cả tinh thần cũng trở nên dễ bị tổn thương.

Để cải thiện sức khỏe toàn diện, ông Smith khuyến cáo cộng đồng tránh xa điện thoại sau 22h đồng thời tích cực hoạt động hơn lúc ban ngày. "Như thế, giấc ngủ sẽ đến với bạn dễ dàng hơn", nhà khoa học nói. 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: