Dung dị làng tơ

GD&TĐ - Cách thành phố Nam Định khoảng 20 km, làng Cổ Chất (Trực Ninh, Nam Định) nằm bên dòng sông Ninh Cơ được nhiều người biết đến bởi nghề nuôi tằm, trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng khắp cả nước. 

Vẻ đẹp làng tơ Cổ Chất
Vẻ đẹp làng tơ Cổ Chất

Chẳng ai nhớ nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ có từ bao giờ. Chỉ nghe các cụ cao niên trong làng kể lại, nghề này ở Cổ Chất bắt nguồn từ việc người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông nước.

Bước chân đến ngôi làng cổ, đâu đâu cũng thấy những bó tơ vàng phơi trên thanh sào tre. Để có bó tơ phải trải qua nhiều công đoạn, từ trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén. Những kén tằm vàng óng (trưởng thành trong khoảng thời gian từ 20 - 25 ngày) sẽ được đem đi kéo sợi.

Trong xưởng kéo tơ, người thợ miệt mài làm việc cạnh nồi nước luộc kén. Kén được luộc trong nước sôi 100 độ C, cho keo tơ tan ra để dễ dàng rút thành từng sợi, chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay.

Kéo tơ xong người thợ còn phải chỉnh tơ (nhặt tạp chất, quấn cho khuôn tơ được suôn và đều). Những cuộn tơ sau khi nhặt sạch tạp chất được cuộn thành từng bó, phơi khô dưới nắng. Từ những bó tơ này, thương lái khắp nơi đến thu mua để dệt thành lụa. Tơ làng Cổ Chất theo chân thương lái, du khách vào Nam, ra Bắc và một số nước trong khu vực.

 
Kén được luộc trong nước sôi.
 Kén được luộc trong nước sôi.
Kéo tơ.
 Kéo tơ.
Sợi tơ sau khi bó thành cuộn được mang ra phơi sấy cho khô.
 Sợi tơ  sau khi  bó thành cuộn được mang ra phơi  sấy cho khô.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.