Đừng cắt nhỏ thức ăn cho bé, vì có thể vô tình làm hại trẻ

Các bậc phụ huynh cần chú ý! Làm cha mẹ ai cũng muốn cho con cái mình sự bảo vệ toàn diện, nhưng nếu bảo vệ một cách thái quá thì sẽ đem lại hiệu quả trái ngược.

Đừng cắt nhỏ thức ăn cho bé, vì có thể vô tình làm hại trẻ

Bạn có nhớ hồi nhỏ được ăn cơm thế nào không? Thức ăn, dầu mỡ dính đầy mặt đầy tay, bố mẹ vẫn khuyến khích bạn cố gắng hơn nữa.

Nhưng hiện nay tại các thành phố lớn đang xuất hiện một kiểu “cắt nhỏ thức ăn”. Trước khi ăn, bố mẹ sẽ giúp bé cắt nhỏ những đồ ăn khó cắn như rau, thịt… để bé có thể dễ dàng ăn chúng. Việc làm này thoạt nhìn có vẻ vệ sinh, tiện lợi cho ăn uống của bé nhưng sự thực lại gây cho trẻ những cái hại lớn.

Trong một cuộc họp giao lưu giữa các phụ huynh mầm non, người giáo viên đã đưa ra vấn đề này. Cô phát hiện trong bữa trưa nếu có các món thành miếng lớn như sườn, cánh gà… hay các món có xương thì một bé gái ở lớp lá chỉ có thể ôm bụng đói ngồi nhìn bởi cô bé không bao giờ dùng tay. Sau khi tìm hiểu, cô giáo mới biết, bé gái này từ nhỏ chưa bao giờ tự ăn những đồ ăn như thế. Mỗi lần ăn, bố mẹ bé đều cắt sẵn thức ăn thành những miếng nhỏ rồi mới để trước mặt bé, bởi vậy mà giờ tuy đã 3 tuổi rồi nhưng bé chưa từng nhìn thấy một miếng đồ ăn hoàn chỉnh.

Cha mẹ thường cho rằng, khi con dùng tay cầm đồ ăn, dùng răng cắn xé… mặt mũi dính đầy dầu mỡ trông rất mất vệ sinh. Chỉ cần giúp con một chút, vừa tiện cho con lại vừa sạch sẽ. Nhưng như vậy cha mẹ đã vô tình làm mất đi cơ hội luyện tập cho quá trình phát triển của con. Chúng ta đều biết, răng là cơ quan nhai thức ăn của con người, khi chúng ta ăn, các cơ thịt xung quanh đều được vận động mà cường độ và thời gian được quyết định bởi ý thức của đại não.

Dung cat nho thuc an cho be, vi co the vo tinh lam hai tre - Anh 1

Khi thức ăn được đưa vào khoang miệng, dưới các kích thích của khoang miệng sẽ xảy ra các quá trình biến đổi lí học và hóa học hoàn tất bước đầu cho việc tiêu hóa thức ăn. Bước tiếp theo, đại não sẽ dựa vào kích thước to nhỏ của đồ ăn để chỉ huy các bộ phận liên quan…

Trong quá trình nhai, đại não được kích hoạt, các thông tin được lưu chuyển qua lại giữa các tế bào não khiến các hoocmon được tiết ra nhiều hơn, chức năng tư duy và chức năng làm việc của não cũng được nâng cao. Nếu các bạn nhỏ mỗi lần đều được ăn đồ ăn đã chế biến sẵn, đại não sẽ không thể đưa ra những phán đoán chính xác và cũng không biết phải sử dụng răng như thế nào cho đúng.

Dung cat nho thuc an cho be, vi co the vo tinh lam hai tre - Anh 2

Nếu ngay cả loại phản ứng sinh lí đơn giản đó cũng không thể thực hiện thì khi xuất hiện những sự việc phức tạp hơn, đại não càng không thể ứng phó. Các nghiên cứu đã chỉ ra, các bạn nhỏ ít nhai hơn sẽ có trí thông minh kém hơn. Nhai cũng là một quá trình rèn luyện đại não. Trong quá trình này sức tập trung của trẻ cũng tăng dần. Nếu bạn quan sát một cách tỉ mỉ, bạn sẽ nhận ra những trẻ nhai nuốt đồ ăn từ từ sẽ dễ dàng tập trung hơn những trẻ nhai nuốt qua loa.

Trong răng có chứa vô số mạch máu và dây thần kinh, quá trình nhai giúp tuần hoàn máu, giúp răng chắc khỏe. Khi nhai các tuyến nước bọt còn không ngừng tiết nước bọt mà trong đó có chứa các chất xúc tác tiêu hóa, các vi khuẩn có lợi không chỉ giúp tiêu hóa thực phẩm, làm giảm gánh nặng cho dạ dày mà còn tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đồ ăn.

Có những bậc cha mẹ lo lắng con sẽ bị hóc khi ăn những thức ăn miếng lớn. Thực ra, hiện tượng này có thể xảy ra nhưng không nhiều. Bởi hầu hết các con sẽ tự tìm cách xoay sở để tìm ra cách xử lí thích hợp. Quan trọng là cha mẹ nên tin tưởng và cho con cơ hội để phát triển kĩ năng cần có cho quá trình trưởng thành. Đừng đánh mất cơ hội đó của con chỉ vì những lo lắng không đáng có.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ