Đức đưa đạo Hồi vào giảng dạy

GD&TĐ - Lần đầu tiên, các trường công ở Đức đang đưa ra các lớp học về đạo Hồi cho HS tiểu học, sử dụng GV đã qua đào tạo và sách giáo khoa được viết một cách đặc biệt.

Thầy giáo Timur Kumlu cùng với những HS lớp 1 của mình và bài học với những sợi len
Thầy giáo Timur Kumlu cùng với những HS lớp 1 của mình và bài học với những sợi len

Làm việc này, các nhà chức trách muốn tạo điều kiện hòa nhập cho cộng đồng người Hồi giáo và đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng về tư duy tôn giáo cực đoan.

Tìm câu trả lời ở GD

Các lớp học về Hồi giáo đã được đưa ra tại bang Hesse là một phần trong nỗ lực của Đức nhằm thừa nhận và phục vụ những người Hồi giáo tại đây để tăng cường sự hài hòa trong xã hội, khắc phục tình trạng dân số già và ngăn chặn mối đe dọa an ninh có thể xảy ra.

Đây được coi là việc làm cấp thiết. Một số trường hợp đã xảy ra cho thấy một số thanh thiếu niên Đức cảm thấy bị lạc lõng và dễ sa vào những cuộc tuyển chọn của những kẻ cực đoan.

Một số quốc gia châu Âu khác có cộng đồng người Hồi giáo đang tăng lên, bao gồm ở Pháp, Anh, Tây Ban Nha… cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự.

Chương trình học ở Hesse đã đưa những chỉ dẫn về đạo Hồi ngang bằng với đạo Tin lành và Thiên chúa giáo. Bằng cách cho những HS theo đạo Hồi nhỏ tuổi một chỉ dẫn về Hồi giáo ngay từ lớp 1, nhấn mạnh vào những bài giảng về sự tha thứ và chấp nhận, các nhà chức trách hy vọng thanh thiếu niên không bị tiêm nhiễm những tư tưởng cực đoan.

Đối với các nhà chức trách Đức, việc đối phó với tư tưởng tôn giáo cực đoan mở rộng cũng gặp khó khăn vì cơ quan tình báo trong nước phải theo dõi những kẻ cực đoan ngày càng tăng.

Dần dần, sự chú ý được hướng tới GD và các cách thức giúp hòa nhập tốt hơn cho khoảng 4 triệu người Hồi giáo ở Đức. Đây là con số đã liên tục tăng lên kể từ khi ngành công nghiệp của Đức tuyển những người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên làm “công nhân khách” trong những năm 60.

Làm cách nào để giúp cộng đồng này hòa nhập từ lâu đã tạo nên sự căng thẳng tại quốc gia hơn 80 triệu dân vốn đã phải vật lộn và thậm chí phản kháng với việc chấp nhận người Cơ đốc và những người bên ngoài châu Âu vào cuộc sống Đức.

Các quan chức ở Hesse hy vọng một câu trả lời là áp dụng các lớp học về Hồi giáo trong trường học  – nơi trẻ em được dạy dỗ bởi nững GV đã được nhà nước đào tạo và sử dụng chương trình học đã qua phê chuẩn.

Ở một số nơi khác, như Berlin, những chỉ dẫn về đạo Hồi đã được đưa ra được vài năm, nhưng GV và chương trình học là do các tổ chức như Liên đoàn Hồi giáo cung cấp.

Timur Kumlu, 31 tuổi – một GV lớp 1, đã trải qua 240 giờ học thêm tại ĐH Giessen để được chấp nhận là một trong 18 GV dạy về Hồi giáo.

Anh cho biết chính sự thiếu hiểu biết về Hồi giáo khi đối mặt với định kiến đã thúc đẩy anh đi học. “Tôi muốn xóa bỏ điều này” – anh nói. HS của anh là những người Đức thế hệ thứ 3 đến thứ 5 và anh cho rằng “các em nên bình đẳng với các tôn giáo khác”.

Thầy Timur Kumlu đã yêu cầu 19 HS 6 tuổi (có cha mẹ đến từ các nước Hồi giáo như Afghanistan, Albania, Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ) của mình mỗi em lấy một sợi trong cuộn len và xem xét từng sợi nhỏ được dệt với nhau như thế nào.

Đây là một bài học đơn giản chứa một thông điệp nhẹ nhàng đầy tính biểu tượng rằng chúng được kết nối bởi niềm tin đạo Hồi và thực hành những lời dạy trong kinh. 

Tồn tại khoảng cách

Có sự phân biệt giữa người Hồi giáo và người Đức khiến cho việc hòa nhập trở thành một khó khăn. Sabine Achour, một giảng viên người Đức ở Berlin, kết hôn với một luật sư Morroco, cho biết thậm chí những bậc phụ huynh Đức sống ở những nơi như Keuzberg cũng tạo khoảng cách với những người nhập cư tại trường của con mình.

“GV ở đây có cảm giác điều gì đó không hòa hợp giữa Hồi giáo và dân chủ” – cô Achour nói. Thậm chí luật Hồi giáo phù hợp với người Đức nhưng nó cũng không được áp dụng tại đây.

Hiện chưa rõ các bang khác của Đức có chuyển sang dạy về Hồi giáo như Hesse đã đi tiên phong hay không.

Theo The New York Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.