Bài báo viết rằng chính phủ dự định sẽ "phân tích kỹ lưỡng các kết quả" mà pháp luật sẽ đưa ra đối với việc thực hiện dự án đường ống dẫn khí, và sau đó sẽ quyết định phương án đáp trả.
Cùng với đó, Berlin tin rằng dự án này có thể được hoàn thành trong vòng một tháng, điều này sẽ giúp tránh được các biện pháp hạn chế. Ngược lại, phía “Dòng chảy phương Bắc 2” trả lời với RIA Novosti rằng họ có kế hoạch hoàn thành việc xây dựng đường ống dẫn khí trong một vài tháng.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với đường ống dẫn khí trong dự luật về ngân sách quốc phòng năm 2020. Theo Bloomberg, các biện pháp hạn chế sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia vào "Dòng chảy phương Bắc 2" cũng như người đứng đầu các công ty liên quan. Họ có thể bị từ chối thị thực và bị chặn các giao dịch đối với tài sản của họ ở Mỹ.
Thượng viện phê duyệt tài liệu vào thứ ba và Tổng thống Donald Trump sẽ ký vào ngày 20/12. Trong trường hợp đó, các lệnh trừng phạt có thể bắt đầu có hiệu lực trong tuần này.
“Dòng chảy phương Bắc 2” là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí từ bờ biển Nga thông qua biển Baltic đến Đức. Nó cũng sẽ đi qua các khu vực hoặc lãnh thổ kinh tế độc quyền của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Các đường ống dự kiến sẽ được đưa vào vận hành vào năm 2020.
Những nước phản đối dự án trên gồm có Ukraine do lo ngại sẽ mất doanh thu từ việc vận chuyển khí đốt của Nga; Ba Lan, Latvia và Litva - những quốc gia coi “Dòng chảy phương Bắc 2” là dự án chính trị. Công trình cũng bị Mỹ, nước đang tích cực thúc đẩy khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở châu Âu, chỉ trích.
Đường ống được ủng hộ chủ yếu bởi Đức và Áo, họ cho rằng dự án sẽ tăng cường an ninh năng lượng châu Âu, và khẳng định sự tin cậy của Nga với tư cách là nhà cung cấp.
Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng “Dòng chảy phương Bắc 2” là một dự án thương mại và cạnh tranh đơn thuần. Theo tổng thống Vladimir Putin đã khẳng định, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt không phải là chấm dứt việc vận chuyển khí đốt của Nga thông qua Ukraine.