Trước cuộc đàm phán này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bật đèn xanh cho Berlin bằng cách từ bỏ lệnh trừng phạt đối với các công ty Nga tham gia vào dự án. Đối với Ba Lan và các nước Baltic (không kể Ukraine), quyết định của ông Biden là một vấn đề nhạy cảm. Đối với Đức và Nga, việc này sẽ mở ra các cuộc đàm phán với Washington về cơ sở mới để hợp tác.
Khi nhiều người ở Đức bắt đầu suy nghĩ về những gì Mỹ sẽ thu được từ sự thay đổi chính sách đột ngột của ông Biden, người ta có thể nghi ngờ rằng các cuộc đàm phán của Đức – Mỹ đang diễn ra ở Washington có thể xoay quanh một số vấn đề sâu sắc.
Rất có thể chúng ta sẽ sớm biết Berlin sẽ nhượng bộ như thế nào đối với sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Nord Stream 2. Có vẻ như một lĩnh vực mà Mỹ có thể mong đợi được Đức ủng hộ là việc rút ngắn chuỗi cung ứng để đảm bảo châu Âu ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc.
Kỳ vọng thứ 2 có thể liên quan đến sự gia tăng sự hiện diện của Đức trong việc xây dựng khả năng phòng thủ của châu Âu khi Mỹ dần rời khỏi vai trò này.
Có thể thấy “chủ nghĩa chuyển đổi” trong chính sách của Mỹ vẫn còn hiện hữu dù ông Trump đã mãn nhiệm. Trong khi các chính sách đối ngoại của ông Trump có đặc điểm là không thể đoán trước, cách cư xử của ông Biden cũng ít mơ hồ hơn. Ông đã có sự thay đổi kịch tính, ban đầu gọi Tổng thống Nga là “kẻ sát nhân” nhưng sau đó lại nhượng bộ chính sách đối ngoại sâu rộng.
Điều này cũng góp phần vào sự thành công của việc xây dựng một kiến trúc an ninh ở châu Âu để răn đe Nga dựa trên sự lãnh đạo của Đức. Trong trường hợp này, không chỉ toàn bộ nền chính trị Đức mà thái độ liên quan đến các vấn đề an ninh của xã hội Đức cũng phải thay đổi.