Đưa cam Hà Tĩnh ra với thị trường trong nước

GD&TĐ - Chiều 23/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ Công thương, Bộ NN&PTNN, Hội Nông dân Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam Hà Tĩnh.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại Hội nghị quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ cam.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm thương mại khách sạn BMC Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh) và truyền trực tuyến qua phần mềm Zoom cloud Meeting đến điểm cầu Trung ương, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và huyện, thị trong tỉnh.

Tham dự Hội nghị, tại điểm cầu Hà Tĩnh có: Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng lãnh đạo các sở, ban ngành địa phương...

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các gian hàng cam Thượng Lộc, cam Khe Mây, Cam Hương Sơn, Cam Vũ Quang...
Các gian hàng cam Thượng Lộc, cam Khe Mây, Cam Hương Sơn, Cam Vũ Quang...

Ngoài ra còn có điểm cầu các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và điểm cầu các huyện, thị trên địa bàn Hà Tĩnh.

Tại điểm trực tiếp ở Trung tâm thương mại khách sạn BMC Hà Tĩnh có khu trưng bày, tháp cam của các huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc…

Cam Thượng Lộc - Can Lộc.
Cam Thượng Lộc - Can Lộc.

Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối, quảng bá nông sản tỉnh Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng trong cả nước với 1.000 đại biểu đến từ các điểm cầu.

Qua hội nghị nhằm quảng bá, hỗ trợ, xúc tiến kết nối tiêu thụ cam và sản phẩm OCOP Hà Tĩnh trong điều kiện dịch Covid-19; giới thiệu, quảng bá thương hiệu cam và sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Tĩnh đến với người dân trong và ngoài tỉnh nhằm thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cam Hà Tĩnh và các sản phẩm nông sản của tỉnh...

Cam Hương Sơn.
Cam Hương Sơn.

Theo đánh giá, cam là một trong 15 cây trồng chủ lực của ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, mùa thu hoạch cam kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch hàng năm với 2 loại chính: Cam Bù là sảm phẩm đặc sản, đặc hữu riêng có của Hà Tĩnh, tập trung chủ yếu tại huyện Hương Sơn; Cam Chanh có nguồn gốc từ giống cam Xã Đoài thơm ngon, nổi tiếng, được đưa vào sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh hàng chục năm nay, tập trung tại các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc và một số địa phương khác.

Cam Vũ Quang.
Cam Vũ Quang.

Nhờ khả năng thích ứng, phù hợp và được sự cộng hưởng của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù của Hà Tĩnh, đồng thời được người dân đầu tư, áp dụng quy trình sản xuất thâm canh, đảm bảo kỹ thuật, an toàn thực phẩm nên các sản phẩm cam Hà Tĩnh có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt đậm, đặc biệt hơn các vùng khác.

Tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các cơ chế chính sách, chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và hữu cơ nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Đồng thời xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một trong những bước đi quan trọng nhằm gia tăng giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Cam Khe mây - Hương Khê.
Cam Khe mây - Hương Khê.
Cam Khe mây - Hương Khê.
Cam Khe mây - Hương Khê.

Tỉnh đã chỉ đạo xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây cam Hà Tĩnh tại địa chỉ https://camhatinh.gov.vn để minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống đã kết nối với trên 1.611 hộ dân và 278 hợp tác xã/tổ hợp tác trồng cam trên địa bàn tỉnh.

Để cam Hà Tĩnh được xuất bán ra với thị trường nhanh và hiệu quả, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với Bộ Công thương kết nối tiêu thụ cam Hà Tĩnh tại hệ thống phân phối, bán lẻ lớn như chuỗi siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Tập đoàn Masan, siêu thị Co.opmart, siêu thị Big C; xây dựng gian hàng cam Hà Tĩnh trên các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam như voso, postmart, sendo, shopee và sàn thương mại điện tử của tỉnh; tổ chức nhiều hình thức xúc tiến quảng bá, kết nối với các doanh nghiệp đầu mối để đưa sản phẩm cam Hà Tĩnh đến với người tiêu dùng trong nước.  

Đưa cam Hà Tĩnh ra với thị trường trong nước ảnh 8

Nhờ sự hỗ trợ và vào cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, đến nay sản lượng cam tiêu thụ đạt 13.000-14.000 tấn, bước đầu thâm nhập vào hệ thống phân phối hiện đại như Vinmart, Coopmart, sàn thương mại điện tử.

Tổng diện tích trồng cam trên địa bàn toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt trên 7.900ha, tập trung chủ yếu tại 4 huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc; diện tích cho sản phẩm đạt gần 5.600ha. Trong đó diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP trên 1.657ha, năng suất đạt trên 11,7 tấn/ha, tổng sản lượng cam năm 2021 ước đạt trên 65.000 tấn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...