Hà Tĩnh: Hạ tầng cụm công nghiệp dang dở, doanh nghiệp điêu đứng

GD&TĐ - Cụm công nghiệp (CCN) Khe Cò (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) từng được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư, giải quyết nhu cầu đất SXKD cho doanh nghiệp…

Sau 5 năm thành lập, cụm công nghiệp vẫn “trắng” hạ tầng thiết yếu.
Sau 5 năm thành lập, cụm công nghiệp vẫn “trắng” hạ tầng thiết yếu.

Tuy nhiên, sau 5 năm thành lập, các hạng mục hạ tầng thiết yếu vẫn còn dang dở. Các doanh nghiệp “trót” bỏ vốn đầu tư hàng tỷ đồng lâm vào cảnh dở khóc, dở cười vì gặp khó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thành lập 5 năm vẫn thiếu hạ tầng

CCN Khe Cò được UBND Hà Tĩnh phê duyệt thành lập năm 2016 tại xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) với diện tích 18 ha. Theo dự kiến, CCN sẽ là khu vực sản xuất đa ngành trong đó thu hút đầu tư một số ngành nghề chính như: Chế biến nông - lâm sản, sản phẩm chăn nuôi; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất cơ khí...

Việc xây dựng CCN Khe Cò nhằm tạo điều kiện về mặt bằng, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế (ưu tiên cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), giải quyết ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ cho các hộ/cơ sở SXKD; giải quyết nhu cầu đất SXKD, nhất là các cơ sở chế biến nông - lâm sản, cơ khí, vật liệu xây dựng nhằm khai thác tiềm năng địa phương, thế mạnh vùng miền, giải quyết việc làm cho lao động địa phương...

Hiện CCN thu hút được 4 dự án đầu tư trong đó một dự án đã đi vào hoạt động, 2 dự án đang triển khai xây dựng và một dự án chưa triển khai.

Tuy nhiên, sau 5 năm thành lập, hạ tầng tại CCN vẫn chưa hoàn thành. Nhiều hạng mục hạ tầng thiết yếu, cơ bản vẫn chưa triển khai: Như đường gom, đường nội cụm, hệ thống mương thoát nước mưa, trạm biến áp cung cấp điện và một số hạng mục khác vẫn chưa được đầu tư xây dựng.

“Hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đã bỏ tiền để đầu tư xây dựng. Khổ nhất là sau mỗi trận mưa, nước tràn vào trong nhà máy do chưa có hệ thống thoát nước.

Việc này kéo dài đã nhiều năm, rất bất cập để doanh nghiệp sản xuất”, ông Hoàng Thanh Hùng – Quản lý Nhà máy gạch không nung và bê tông đúc sẵn (Công ty TNHH Thành Nhân) – một trong 4 doanh nghiệp tại CCN, cho hay.

Ngoài ra, hệ thống điện yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động máy móc, khiến công suất không đạt so với thiết kế.

Được biết, Nhà máy gạch không nung và bê tông đúc sẵn (Công ty TNHH Thành Nhân) đi vào hoạt động từ năm 2017, với diện tích khoảng 12.000 m2, công suất thiết kế 50 triệu viên/năm. Tuy nhiên, do hạ tầng thiếu đồng bộ việc sản xuất của nhà máy chưa đảm bảo như yêu cầu. Công ty TNHH Thành Nhân là đơn vị đầu tiên đăng ký vào khu công nghiệp Khe Cò để thực hiện dự án gạch không nung và bê tông đúc sẵn.

Cụm công nghiệp Khe Cò (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Cụm công nghiệp Khe Cò (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh).

Cần 30 tỷ để đồng bộ hạ tầng

Là một trong 4 doanh nghiệp đầu tư tại CCN, dự án nhà máy chế biến gỗ viên nén của Công ty Cổ phần năng lượng sinh khối Việt Nam cùng các doanh nghiệp đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp thẩm quyền để giải quyết những vướng mắc. Nhưng, sau nhiều năm các doanh nghiệp vẫn phải vừa khắc phục khó khăn, vừa đảm bảo sản xuất.

“Sau thời gian triển khai xây dựng và chạy thử, chúng tôi dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Để thuận tiện vận chuyển vật liệu, chúng tôi rất mong mỏi cơ quan chức năng tạo điều kiện để sớm đấu nối đường để phương tiện ra vào”, một đại diện Công ty CP năng lượng sinh khối Việt Nam bày tỏ.

Là đơn vị quản lý trực tiếp CCN Khe Cò, ông Trần Bình Thân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cũng thừa nhận cơ sở hạ tầng tại CCN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo ông Thân, nguyên nhân chính khiến hạ tầng CCN Khe Cò nhiều năm qua vẫn dang dở là do thiếu nguồn kinh phí để đầu tư.

“Nguồn ngân sách của huyện Hương Sơn đang khó khăn chưa đủ kinh phí để đầu tư hạ tầng thiết yếu tại CCN. Theo tính toán, cần khoảng 30 tỷ đồng để đồng bộ hóa hạ tầng CCN Khe Cò”, ông Thân cho hay.

Cũng theo ông Thân, để giải quyết vấn đề này, UBND huyện đã có đề xuất gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh, hỗ trợ kinh phí để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đi vào hoạt động. Việc này sẽ thúc đẩy việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn huyện theo định hướng mở rộng cụm giai đoạn 2 lên 50 ha theo lộ trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.