Đưa AI vào trường học thông minh

GD&TĐ - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào môi trường dạy và học mang lại nhiều hiệu quả.

Bà Lê Thị Thảo (Hiệu trưởng Trường THCS Cát Lái – TPHCM) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình trường học thông minh.
Bà Lê Thị Thảo (Hiệu trưởng Trường THCS Cát Lái – TPHCM) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình trường học thông minh.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào môi trường dạy và học giúp nhà trường giám sát, quản lý và kết nối học sinh, giáo viên, cán bộ hiệu quả, tiết kiệm thời gian trên một hệ thống duy nhất.

Quản lý thống nhất trên một nền tảng

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM (CESTI) vừa phối hợp với Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP-IC) và Công ty Cổ phần TitKul tổ chức sự kiện hợp tác công nghệ với chủ đề “Giải pháp quản lý trường học thông minh TK Smart Vision Edu”.

Ông Nguyễn Đức Tuấn (quyền Giám đốc CESTI) cho biết, sự kiện giới thiệu giải pháp quản lý trường học thông minh TK Smart Vision Edu, nhà cung ứng công nghệ là Công ty CP TitKul. TK Smart Vision là 1 trong 5 hệ thống được Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM thẩm định và đáp ứng yêu cầu kết nối cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động dạy và học buộc phải online, giáo viên thường rất khó khăn trong quản lý học sinh. Giáo viên thường phải kết nối với học sinh qua các nền tảng miễn phí như Zalo, Facebook Messenger… nhà trường không thể quản lý được quá trình dạy và học. Liệu giáo viên có lên lớp đúng giờ hay không? Học sinh có vào lớp đầy đủ hay không? Rồi khi dịch bệnh dần qua đi, nhịp sống trở lại bình thường, nhà trường lại gặp khó khăn ở việc đo thân nhiệt cho các em học sinh. Vào giờ cao điểm, quá trình đo thân nhiệt tốn rất nhiều thời gian, nhất là khi các em phải đứng xếp hàng giãn cách - dẫn tới ùn tắc giao thông trước trường.

“Chúng tôi đã giải quyết được vấn đề của cả hai thời điểm nhờ vào giải pháp quản lý trường học thông minh TK Smart Vision Edu”, ThS Lê Thị Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Cát Lái (Quận 2, TPHCM) cho biết. Theo đó, vào thời điểm đại dịch, Trường THCS Cát Lái đã phối hợp với TitKul triển khai phần mềm TK Smart Vision gồm Hệ thống quản lý đào tạo LMS (Learning Management System) và Hệ thống quản lý trường học SMS (School Management System) trên cả nền tảng ứng dụng điện thoại và website.

Mỗi học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường sẽ được cung cấp một tài khoản với các phân quyền chức năng riêng phù hợp để tham gia học tập, làm việc và quản lý các tác vụ liên quan. “Chúng tôi có thể theo dõi quá trình dạy học, điểm danh học sinh, thậm chí là điểm số hay là bài giảng của thầy, cô giáo, mọi thứ được ghi nhận và lưu trữ trong kho dữ liệu”, bà Thảo cho biết.

Khi học sinh đi học trở lại, Công ty TitKul tiếp tục lắp đặt kiosk TK Robot AI ở các cổng ra vào, lối đi, khuôn viên trường - những nơi thuận tiện cho việc điểm danh trong mọi thời điểm vào, ra của học sinh. Với cấu tạo bao gồm cụm camera, cảm biến thân nhiệt; màn hình hiển thị thông tin điểm danh, thông báo và khay rửa tay tự động, một kiosk có thể giải quyết tốt vấn đề tiết kiệm nhân lực, thời gian rất nhiều mà vẫn đảm bảo thông tin chính xác tức thời. Khi học sinh đứng trước camera để nhận diện gương mặt, cảm biến nhiệt đã ghi nhận chỉ số thân nhiệt ngay lập tức và được tự động chuyển lên hệ thống TK Smart Vision và thông báo đến ứng dụng mà nhà trường và phụ huynh đang sử dụng; đồng thời, học sinh cũng có thể rửa tay sát khuẩn tự động ở khay ngay phía dưới màn hình hiển thị.

Giao bài tập, quản lý điểm số

Sau dịch Covid-19, ứng dụng và website TK Smart Vision thậm chí còn trở nên hữu ích hơn khi nó có chức năng gửi và nhận thông báo, báo bài, giao, nộp bài tập, quản lý điểm số, đánh giá, nộp học phí và báo cáo thống kê… nhờ vào những dữ liệu được tổng hợp từ TK Robot AI, điều này giúp tối ưu các hoạt động đào tạo trực tuyến kết hợp trực tiếp - một xu thế học tập đang trở nên phổ biến sau đại dịch.

Ông Trịnh Minh Trí, Giám đốc Kinh doanh CTCP TitKul, cho biết, trong năm học 2022 - 2023, nhóm định hướng xây dựng chiến lược về trường học thông minh hoàn chỉnh. Đó là điều mà công ty đang tâm đắc nhất, và đó cũng là thứ mà các đơn vị cung cấp phần mềm chưa có. TK Smart Vision Edu sẽ giúp cho nhà trường giám sát, quản lý và kết nối học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên hiệu quả, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn chỉ với một hệ thống duy nhất, không cần sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm khác nhau để thực hiện công tác quản lý.

Công tác quản lý của nhà trường sẽ được tự động hóa và kết nối với nhau, từ giám thị, điểm danh học sinh, quản lý giáo viên, bán trú, kết nối kế toán/thủ quỹ, thu học phí, kết nối tương tác giữa phụ huynh học sinh với nhà trường… Mỗi học sinh, giáo viên, phụ huynh nhân viên nhà trường đều sẽ có một tài khoản riêng trên ứng dụng với các phân quyền khác nhau. Chẳng hạn, phụ huynh sẽ có thêm chức năng gửi đơn xin nghỉ học điện tử thông qua ứng dụng, còn nhân viên phụ trách căng tin sẽ có quyền xem tình hình sĩ số các lớp trong ngày để chuẩn bị suất ăn.

“Khi chúng tôi triển khai chuyển đổi số cho một đơn vị, chúng tôi sẽ tư vấn để hiểu rõ xem họ cần gì, chúng tôi có đủ năng lực để triển khai theo nhu cầu của họ hay không, thay vì áp đặt họ phải chuyển đổi theo đúng tất cả mô-đun mà công ty đang có”, ông Tuấn giải thích về hướng tiếp cận khách hàng.

Hiện tại, TK Smart Vision là 1 trong 5 hệ thống được Sở GD&ĐT TPHCM thẩm định và công nhận đáp ứng yêu cầu kết nối cơ sở dữ liệu của ngành GD-ĐT. Công ty đang phối hợp triển khai chuyển đổi số cho 15 trường học với nhiều mô-đun khác nhau.

Giải pháp quản lý giáo dục thông minh TK Smart Vision Edu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào môi trường dạy và học, giúp cho nhà trường giám sát, quản lý và kết nối học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên hiệu quả, dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn chỉ với một hệ thống duy nhất. Trong đó, thiết bị TK Robot AI có chức năng nhận diện gương mặt để điểm danh, kiểm tra thân nhiệt tích hợp với chế độ rửa tay sát khuẩn tự động giúp môi trường dạy và học được bảo đảm an toàn. Đặc biệt, thiết bị còn có thể nhận diện gương mặt kể cả khi người dùng đeo khẩu trang.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.