Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) có 8 nhóm điểm mới

GD&TĐ - Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Quang Khánh.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Quang Khánh.

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung chủ yếu của dự thảo Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và chỉnh lý theo hướng quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn chung đạt danh hiệu Xã, Phường, Thị trấn tiêu biểu nhằm bảo đảm tính phổ quát chung nhất, thể hiện tại khoản 1 Điều 29 của dự thảo Luật.

Vấn đề khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: ngày 29/3/2022, Bộ Chính trị đã có Kết luận về khen thưởng thành tích kháng chiến (tại Thông báo số 11-TB/TW). Thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, khoản 1 Điều 96 của dự thảo Luật đã quy định như sau: “Nhà nước tiếp tục xem xét, thực hiện, hoàn thành khen thưởng thành tích kháng chiến trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với những cá nhân, tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn”. Đồng thời, giao Chính phủ hướng dẫn thực hiện quy định này.

Về việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc như thể hiện tại khoản 2 Điều 96 của dự thảo Luật.

Đồng thời, Chính phủ cần lưu ý rà soát đối tượng Thanh niên xung phong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc, quy định chặt chẽ để bảo đảm ý nghĩa của hình thức khen thưởng này khi thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 3 của Điều 96.

Liên quan đến đề nghị nghiên cứu bổ sung đối tượng hoạt động trong các lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu được xét danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội 02 phương án về Điều 66 để đại biểu Quốc hội thảo luận và cho ý kiến.

Phương án 1: Bổ sung các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học, bổ sung các “soạn giả” trong lĩnh vực sân khấu được xét danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” tại Điều 66; Phương án 2: Giữ như quy định của Luật hiện hành. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiêng về phương án 1 và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Đề cập về vấn đề xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng (Điều 93), để bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể được khen thưởng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý Điều 93 của dự thảo Luật theo hướng: (1) Bổ sung quy định trường hợp tổ chức, cá nhân bị hủy bỏ quyết định khen thưởng; (2) Quy định cụ thể hơn về các trường hợp cá nhân được tặng thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước mà có hành vi vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật từ hình phạt tù có thời hạn trở lên thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước và (3) Chỉnh lý quy định cụ thể về nội dung để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về vấn đề xử lý vi phạm.

Về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 88), Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, ý kiến của đại biểu Quốc hội là xác đáng. Đồng thời, theo quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và một số Luật có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội; quy định việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thể hiện tại Điều 88 của dự thảo Luật.

Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý còn 96 điều, ít hơn 02 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, trong đó, bổ sung 01 điều, bãi bỏ 03 điều. Đồng thời, bố cục của một số chương, mục trong dự thảo Luật đã được chỉnh lý để bảo đảm hợp lý, rõ ràng, dễ theo dõi hơn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng đã bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về “tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Dự thảo Luật có 08 nhóm điểm mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.