Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể thể hiện tính nhất quán và hệ thống

GD&TĐ - Đó là ý kiến nhận xét chung của các nhà khoa học và cũng là hội viên Hội cựu Giáo chức Việt Nam.

Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể thể hiện tính nhất quán và hệ thống

Dự thảo thể hiện rõ các quan điểm về đổi mới giáo dục

Hầu hết các hội viên đều khẳng định: Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần này đã quán triệt các quan điểm, về thiết kế khung chương trình, nội dung định hướng từng môn học và biểu hiện phẩm chất, năng lực của người học.

Đồng thời quán triệt được tinh thần đổi mới thể hiện ở Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và Nghị quyết số: 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực.

GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Cựu Giáo dục - bày tỏ sự tâm đắc: "Tôi rất trân trọng và kính nể, trong một thời gian ngắn Ban soạn thảo đã đưa ra được một chương trình tổng thể có tính nhất quán và có cơ sở khoa học, đặc biệt là điều kiện đảm bảo của người dạy và cơ sở vật chất trường học thích ứng với chương trình".

Thay mặt Hội cựu giáo chức Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Sáu - Chủ tịch Hội - nhận xét: Với 54 trang, bản dự thảo này đã thể hiện là một công trình tập thể được xây dựng một cách công phu và thực sự mang tính khoa học, thực tiễn cao.

Dự thảo cũng đã trình bày vừa đủ những nội dung cần thiết, từ quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông đến phát triển chương trình giáo dục phổ thông.

"Chúng tôi cũng đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của mục IX (phụ lục) là rất quan trọng và cần thiết để bảo đảm tính chặt chẽ và nhất quán trong tư duy, nhận thức khi xây dựng các nội dung của chương trình.

Đặc biệt tiết 2 và 3, phụ lục đã giúp cho bản dự thảo làm rõ nội hàm cụ thể của hai khái niệm phẩm chất và năng lực vốn là trực tượng ở từng lớp học và cấp học. Dự thảo đã thể hiện sự cân nhắc rất cẩn thận và chi tiết khi trình bày 2 phụ lục trên "- ông Nguyễn Văn Sáu nhấn mạnh.

Có lộ trình áp dụng phù hợp

Tuy nhiên các đại biểu cũng bày tỏ một số băn khoăn đối với Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lần này. GS Nguyễn Mậu Bành nêu vấn đề:

Chẳng hạn như ở trang 4 có nói đến giáo dục Toán học có nên đặt yêu cầu cao "năng lực mô hình hóa Toán học" hoặc đưa một Toán học thống kê xác suất vào bậc phổ thông? Nội dung giáo dục hướng nghiệp nên thêm khởi nghiệp cho cấp THPT.

Còn ông Nguyễn Văn Sáu cho rằng: Chương trình tổng thể cho dù tốt cũng chỉ là khả năng để đạt mục tiêu và yêu cầu đổi mới. Vấn đề là ở nội dung chương trình các bộ môn cụ thể có mặt trong khung chương trình.

Bộ GD&ĐT cần khẩn trương triển khai xây dựng chương trình bộ môn để có điều kiện đánh giá chương trình giáo dục phổ thông mới như một chỉnh thể.

Góp ý về lộ trình áp dụng chương trình mới, ông Lê Quán Tần - Trưởng ban Giáo dục phổ thông Hội cựu Giáo dục chức - đề xuất: Nên áp dụng từ lớp 1 đến lớp 12 theo trình tự thời gian như sau:

Năm học

Lớp áp dụng Chương trình lần đầu

2018-2019

Lớp 1

2019-2020

Lớp 2 và lớp 6

2020-2021

Lớp 3, lớp 7 và lớp 10

2021-2022

Lớp 4, lớp 8 và lớp 11

2022-2023

Lớp 5, lớp 9 và lớp 12

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.